Trình bày phương pháp hóa học phân biệt từng chất trong nhóm sau: CH3NH2; NH2-CH2-COOH; CH3COONa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt từng chất trong nhóm sau: CH3NH2; NH2-CH2-COOH; CH3COONa


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử

    - Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử

    - Mẫu thử không có hiện tượng gì là: NH2-CH2-COOH

 - Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là: CH3NH2, CH3COONa.

    Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là: CH3NH2, còn lại là CH3COONa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên 


Đáp án:

X + HCl → RNH3Cl

⇒ X là amin đơn chức, bậc 1. MX = 14/0,13084 = 107 (C7H7NH2)

Có 4 đồng phân thỏa mãn là: C6H5CH2NH2; CH3C6H4NH2 (o­ ; m­ ; p­)

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 2,24

  • Câu B. 3,36

  • Câu C. 4,48

  • Câu D. 6,72

Xem đáp án và giải thích
Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào: a) Tác dụng được với dung dịch HCl? b) Bị nhiệt phân hủy? c) Tác dụng được với CO2? d) Đổi màu quỳ tím thành xanh? Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Tác dụng được với dung dịch HCl?

b) Bị nhiệt phân hủy?

c) Tác dụng được với CO2?

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh?

Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Tất cả các bazơ đã cho đều phản ứng với dung dịch HCl.

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

b) Bị phân hủy ở nhiệt độ cao là các bazo không tan : Cu(OH)2

Cu(OH)2  --t0--> CuO + H2O

c) Tác dụng với CO2 là các dung dịch bazo (kiểm) NaOH, Ba(OH)2

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh: các kiềm NaOH, Ba(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Tìm giá trí V lít khí H2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:


Đáp án:
  • Câu A.

    6,72

  • Câu B.

    5,60     

  • Câu C.

    11,20

  • Câu D.

    3,36     

Xem đáp án và giải thích
Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?


Đáp án:

Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Có 6 loại phân tử O2 đó là:

phân tử oxi là: 16O- 16O, 16O- 17O, 16O- 18O, 17O- 17O, 17O- 18O, 18O- 18O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…