Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường thu được dung dịch có môi trường kiềm là:
Câu A. Na, Ba, K Đáp án đúng
Câu B. Be, Na, Ca
Câu C. Na, Fe, K
Câu D. Na, Cr, K
Chọn A. - Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường (trừ Be không phản ứng với H2O ở bất kì nhiệt độ nào) và dung dịch thu được là các bazơ tương ứng. 2M + 2H2O → 2MOH + H2 (M là kim loại kiềm); N + 2H2O → N(OH)2 + H2 (N là kim loại kiềm thổ, trừ Be).
Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm S và Fe vào một bình kím không có oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Tìm tỉ khối của Y so với H2
A + H2SO4 → Hỗn hợp khí ⇒ Fe dư; khí Y gồm: H2 ( x mol) và H2S (y mol)
⇒ x + y = 0,1 mol (1)
Bảo toàn S: nH2S = nFeS = nS = y mol
nFe dư = nH2 = x
Bảo toàn Fe: nFe = nFeS + nFe dư = x + y
mX = 56(x + y ) + 32y = 7,2g (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,05 mol; y = 0,05 mol
MY = mY : nY = (0,05.2 + 0,05.34) : 0,1 = 18 ⇒ dY/H2 = 9
Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời – là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:
Ca(HCO3)2 =>CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 =>MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.
Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?
a) Đốt than trong lò: C + O2 → CO2.
b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim.
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.
c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2.
d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.
Những phản ứng oxi hóa – khử là a), b) ,d).
Phản ứng a) Lợi: sinh ra nhiệt năng để sản xuất phục vụ đời sống. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.
Phản ứng b) Lợi: luyện quặng sắt thành gang điều chế sắt. Tác hại: sinh ra khí CO2 làm ô nhiễm môi trường.
Phản ứng d) Tác hại: Làm sắt bị gỉ, làm hư hại các công trình xây dựng, các dụng cụ và đồ dùng bằng sắt.
Hai chất nào sau đây đều tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime ?
Câu A. Vinyl clorua và caprolactam
Câu B. Axit aminoaxetic và protein
Câu C. Etan và propilen
Câu D. Butan-1,3-đien và alanin
Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 26,7 gam muối. Giá trị của m là
nAlCl3 = 26,7/133,5 = 0,2 mol
2Al + 3Cl2 —> 2AlCl3
—> nAl = 0,2 mol
—> mAl = 5,4 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB