Đốt cháy hoàn toàn 10,40 g một hiđrocacbon X, là chất lỏng ở điều kiện thường, thu được 17,92 lít khí CO2 (đo ở đktc). Tỉ khối hơi của X so với không khí có giá trị trong khoảng từ 3-4. a) Tìm công thức phân tử của X. b) X tác dụng với hiđro theo tỉ lệ mol 1:4 và tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1 :1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 10,40 g một hiđrocacbon X, là chất lỏng ở điều kiện thường, thu được 17,92 lít khí  (đo ở đktc). Tỉ khối hơi của X so với không khí có giá trị trong khoảng từ 3-4.

a) Tìm công thức phân tử của X.

b) X tác dụng với hiđro theo tỉ lệ mol 1:4 và tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1 :1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên X.





Đáp án:

a) Từ sản phẩm cháy xác định được công thức đơn giản nhất :  và từ tỉ khối xác định được CTPT : 

b) X có độ không no bằng 5, cộng 4 phân tử  chứng tỏ X có một vòng lớn ; cộng 1 phân tử brom chứng tỏ có 1 liên kết đôi mạch hở và 3 liên kết đôi thuộc vòng benzen. CTPT của X : 




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dung dịch là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch là gì?


Đáp án:

 Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.

Xem đáp án và giải thích
Ở 20oC hoà tan 30g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Ở 20oC hoà tan 30g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là bao nhiêu?


Đáp án:

Độ tan của muối KNO3 trong nước ở 20oC là:

Áp dụng công thức: S = 30/95 . 100 = 31,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.


Đáp án:

Sự ăn mòn kim lọi là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ: Dao sắt bị gỉ, kẽm bị ăn mòn trong dung dịch H2SO4, đinh sắt bị ăn mòn trong dung dịch axit HCl, vỏ tàu thủy bị gỉ.

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm 1. Tính axit - bazơ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 1. Tính axit - bazơ


Đáp án:

- Dụng cụ:

   + Mặt kính đồng hồ.

   + Ống hút nhỏ giọt.

   + Bộ giá ống nghiệm.

- Hóa chất :

   + Dung dịch HCl 0,1M.

   + Giấy chỉ thị pH.

   + Dung dịch NH3 0,1M.

   + Dung dịch CH3COOH 0,1M.

   + Dung dịch NaOH 0,1M.

- Cách tiến hành thí nghiệm:

   + Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,10M.

   + So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị pH.

   + Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau : CH3COOH 0,10M; NaOH 0,10M; NH3 0,10M. Giải thích.

- Hiện tượng và giải thích:

   + Nhỏ dung dịch HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 1: Môi trường axít mạnh.

   + Thay dung dịch HCl bằng dd NH3 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9: Môi trường bazơ yếu.

   + Thay dung dịch NH4Cl bằng dd CH3COOH 0,1M, giấychuyển sang màu ứng với pH = 4. Môi trường axít yếu.

   + Thay dung dịch HCl bằng dd NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH=13. Môi trường kiềm mạnh.

 

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi nhiệt phân muối (NH4)2CO3 sẽ tạo ra khí gì?

Đáp án:
  • Câu A. NH3 mùi khai

  • Câu B. CO không màu

  • Câu C. N2O không màu

  • Câu D. N2 không màu

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…