Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim loại đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,8 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết tên của hai kim loại đó.


Đáp án:

Gọi kí hiệu chung của 2 kim loại hóa trị III là X

nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

PTHH: 2M    +    6HCl     →     2MCl3    +    3H2

           0,2                           ←                        0,3

Theo pt: nM = 2/3. nH2 = 2/3. 0,3 = 0,2 mol

⇒ mhh = 0,2. MX = 8,8 ⇒ MX = 44

Có: 27 (Al) < M = 44 < 70 (Ga).

Vậy kim loại cần tìm là Al và Ga.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính chất vật lý của este và chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là:


Đáp án:
  • Câu A. Natri axetat

  • Câu B. Tripanmetin

  • Câu C. Triolein

  • Câu D. Natri fomat

Xem đáp án và giải thích
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết


Đáp án:
  • Câu A. bản chất của bản ứng trong dung dịch các chất điện li.

  • Câu B. những ion nào tồn tại trong dung dịch.

  • Câu C. nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.

  • Câu D. không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li.

Xem đáp án và giải thích
 Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là: H3PO4 ⇆ 3H+ + PO43- Khi thêm HCl vào dung dịch cân bằng trên chuyển dịch như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:

H3PO4 ⇆ 3H+ + PO43-

Khi thêm HCl vào dung dịch cân bằng trên chuyển dịch như thế nào?


Đáp án:

- Khi thêm HCl vào làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H+

⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng: ...Cr + ...Sn2+ → Cr3+ + ...Sn a. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 6 b. Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng: 2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r) Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là: A. 0,04 V B. 1,08 V C. 1,25 V D. 2,50 V.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phản ứng:

...Cr + ...Sn2+ → Cr3+ + ...Sn

a. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 6

b. Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng:

2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r)

Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là:

A. 0,04 V

B. 1,08 V

C. 1,25 V

D. 2,50 V.


Đáp án:

a. Đáp án B.

2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn

b. Đáp án B

Epin = Eo(Cu2+/Cu) – Eo(Cr3+/Cr) = 0,34 – (0,74) = 1,08V

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau: a) Etanol, fomalin, axeton, axit axetic. b) Phenol, p – nitrobenzanđehit, axit benzoic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:

a) Etanol, fomalin, axeton, axit axetic.

b) Phenol, p – nitrobenzanđehit, axit benzoic.


Đáp án:

a) Dùng quỳ tím nhậ biết được axit axetic vì quỳ tím hóa đỏ.

Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được fomalin vì tạo kết tủa Ag.

HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O

Dùng Na nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2. Mẫu còn lại là axeton.

b) Dùng quỳ tím nhận biết được axit bezoic vì làm quỳ tím hóa đỏ.

Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được p – nitrobenzenđehit vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là phenol.

p-NO2-C4H6CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → P-NO2-C4H6COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…