Tính khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Bảo toàn e: 6. nK2Cr2O7 = 1. nFeSO4
=> nK2Cr2O7 = 0,6/6 = 0,1 mol
=> mK2Cr2O7 = 0,1. 294 = 29,4 gam
Có mấy loại oxit?
Gồm 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.
1. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
- Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...
+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3;
+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3;
+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.
2. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
- Ví dụ: K2O, CuO, FeO...
+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.
+ CuO tương ứng với bazơ đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.
+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.
Chú ý:
- Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit.
Ví dụ: mangan (VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4.
Hoà tan hết m gam Fe bằng 400 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
Câu A. 5,60.
Câu B. 12,24.
Câu C. 6,12.
Câu D. 7,84.
Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?
Câu A. Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Câu B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+ ,Cd2+ ,Hg2+, Ni2+.
Câu C. Nước thải từ bệnh viện, khu vệ sinh chứa các vi khuẩn gây bệnh.
Câu D. Nước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt... quá mức cho phép
Nung m gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 10 gam chất rắn Z không tan và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch E thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của m là
Nung đến khối lượng không đổi thì rắn Y gồm Na2CO3 và CaO.
Hòa tan Y vào nước thì CaO chuyển thành Ca(OH)2 và Na2CO3 tạn.
lúc này: Ca(OH)2 + Na2CO3 --> CaCO3 + 2NaOH (1)
0,1 0,1 0,1
Cho từ từ HCl vào E thu được khí CO2 thì Na2CO3 ở pt (1) phải dư.
Vì HCl dùng dư nên Na2CO3 + 2HCl --> NaCl + CO2 + H2O
0,02 0,02
Ta có 0,1 mol Ca(OH)2 và 0,12 mol Na2CO3
--> NaHCO3: 0,24 mol và CaCO3: 0,1 mol
--> m = 30,16 (g)
Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo(nói gọn là trung hòa một gam chất béo).
a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M.
b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.
a. nKOH = 0,015.0,1= 0,0015 mol
⇒ mKOH = 0,0015.56 = 0,084 gam = 84 mg.
Để trung hòa 14 gam chất béo cần 84 mg KOH
⇒ Lượng KOH cần để trung hòa 1 gam chất béo là: 84/14 = 6 mg KOH
Vậy chỉ số axit là 6
b. Chỉ số axit của chất béo là 5,6 tức là :
Để trung hòa 1 g chất béo đó cần 5,6 mg KOH
Để trung hòa 10 g chất béo cần 56 mg KOH
⇒ Số mol KOH cần để trung hòa 10g chất béo là: nKOH = (56.10-3)/56 = 10-3 mol
Mà phản ứng của chất béo với KOH và NaOH có cùng tỉ lệ là số mol KOH và NaOH tiêu tốn như nhau ⇒ nNaOH = nKOH = 10-3 mol
Vậy khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo là :
m = 10-3.40 = 0,04 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB