Trình bày cách phân loại acid
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân loại acid.


Đáp án:

Dựa vào cấu tạo axit chia làm 2 loại:

+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF,...

+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3,...

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val; Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu Thủy phân m gam hỗn hợp gốm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại aminoaxit trong đó có 30 gam glixin và 28,48 gam alanin. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là hexapeptit Ala–Gly–Ala–Val–Gly–Val;

Y là tetrapeptit Gly–Ala–Gly–Glu

Thủy phân m gam hỗn hợp gốm X và Y trong môi trường axit thu được 4 loại aminoaxit trong đó có 30 gam glixin và 28,48 gam alanin. Tìm m?


Đáp án:

Đặt nX = x; nY = y

thủy phân các peptit

X → 2 Gly + 2Ala + 2 Val

Y → 2 Gly + Ala + Glu

nGly = 2x + 2y = 30 / 75 = 0,4

nAla = 2x + y = 28,48 / 89 = 0,32

⇒ x = 0,12 ; y= 0,08

ta có: MX = 2MGly + 2MAla + 2MVVal - 5MH2O = 472

Tương tự có MY = 332

⇒ m = 472.0,12 + 332 . 0,08 = 83,2 g

Xem đáp án và giải thích
 Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl-. Cho 270ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào đun nóng nhẹ (giả sử H2O bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau quá trình phản ứng giảm đi bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl-. Cho 270ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào đun nóng nhẹ (giả sử H2O bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau quá trình phản ứng giảm đi bao nhiêu?


Đáp án:

n Ba(OH)2 = 0,054 mol ⇒ nBa2+ = 0,054 mol; nOH- = 0,108 mol

CO32- + Ba2+ → BaCO3

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Ta có: nBa2+ > nCO32- ⇒ nBaCO3 = 0,025 mol

n NH4+ > n OH- ⇒ nNH3 = nOH- = 0,108 mol

Khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 giảm đi = mNH3 + mBaCO3

= 0,025.197 + 0,108.17 = 6,761g

Xem đáp án và giải thích
Chất ở trạng thái lỏng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là:

Đáp án:
  • Câu A. Natri axetat

  • Câu B. Tripanmetin

  • Câu C. Triolein

  • Câu D. Natri fomat

Xem đáp án và giải thích
Muối Cr (III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) . Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng sau: CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O Cho biết vai trò các chất CrCl3, Cl2 trong phản ứng. Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Muối Cr (III) tác dụng với chất oxi hóa mạnh trong môi trường kiềm tạo thành muối Cr(VI) . Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng sau:

CrCl3 + Cl2 + NaOH → Na2CrO4 + NaCl + H2O

Cho biết vai trò các chất CrCl3, Cl2 trong phản ứng. Giải thích.


Đáp án:

Phương trình hóa học

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

CrCl3 là chất khử vì số oxi hóa của crom tăng từ +3 lên +6.

Cl2 là chất oxi hóa vì số oxi hóa của clo giảm từ 0 về -1.

Xem đáp án và giải thích
Peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây

Đáp án:
  • Câu A. 6,0.

  • Câu B. 6,5.

  • Câu C. 7,0.

  • Câu D. 7,5.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…