Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.


Đáp án:

Khối lượng sắt có trong tấn gang chứa 95% sắt là: 800 x 95 / 100 = 760 (tấn)

Khối lượng sắt thực tế cần phải có là: 760 x 100 / 99 = 767,68 (tấn)

Có Fe3O4 → 3Fe

232 tấn Fe3O4 tạo ra 3 x 56 = 168 tấn Fe.

Muốn có 767,68 tấn sắt, cần 767,68 x 232 / 168 = 1060,13 tấn Fe3O4

Khối lượng quặng manhetit cần dùng là: 1060,13 x 100 / 80 = 1325,163 (tấn)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?


Đáp án:
  • Câu A. Dầu luyn

  • Câu B. Dầu lạc (đậu phộng)

  • Câu C. Dầu dừa

  • Câu D. Dầu vừng (mè)

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C? A. Có cùng thành phần hạt nhân. B. Có cùng khối lượng hạt nhân. C. Có cùng điện tích hạt nhân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C?

   A. Có cùng thành phần hạt nhân.

   B. Có cùng khối lượng hạt nhân.

   C. Có cùng điện tích hạt nhân.


Đáp án:

 C. Có cùng điện tích hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau: a. Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 →AgCl b. Cl2 → HCl → AgCl → Cl2 → Br2 →I2 c. MnO2 → Cl2 → KCl → HCl → Cl2 → CaOCl2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau:

a. Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 →AgCl

b. Cl2 → HCl → AgCl → Cl2 → Br2 →I2 

c. MnO2 → Cl2 → KCl → HCl → Cl2 → CaOCl2


Đáp án:

a.   Cl2 + 2Na → 2NaCl 

    2NaCl + H2SO4 đ → Na2SO4 + 2HCl 

    2HCl + CuO →CuCl2 + H2O

    2CuCl2 + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2AgCl↓ 

b.   Cl2 + H2 −a/s→ 2HCl 

    HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

    2AgCl −đ/p→ 2Ag ↓ + Cl2 

    Cl2 + 2NaBr →2NaCl + Br2 

    Br2+ 2NaI → 2NaBr + I2 

c.    MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2 

    Cl2 + 2K → 2KCl

    2KCl + H2SO4 đ,n → K2SO4 + 2HCl↑ 

    6HCl + KClO3 → KCl + 3H2O + 3Cl2 ↑ 

    Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ăc qui cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X ở đây là:

Đáp án:
  • Câu A. Đồng.

  • Câu B. Magie.

  • Câu C. Sắt.

  • Câu D. Chì.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu định luật tuần hoàn và cho biết nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu định luật tuần hoàn và cho biết nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.


Đáp án:

Định luật: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”.

Nguyên nhân: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố phụ thuộc chủ yếu vào cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có tính biến đổi tuần hoàn nên tính kim loại, tính phi kim biên đổi tuần hoàn

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…