Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là :


Đáp án:
  • Câu A. chúng thuộc loại cacbohidrat Đáp án đúng

  • Câu B. Đều tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam

  • Câu C. Đều bị thủy phân bởi dung dịch axit

  • Câu D. Đều không có phản ứng tráng bạc

Giải thích:

Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là chúng thuộc loại cacbohidrat

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hiđro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hiđro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là


Đáp án:

Y no và có K = 3 nên nX = nY = 0,08/2 = 0,04 mol

=> n tổng muối = 3nx = 0,12 mol

nC17H33COOK = nH2 = 0,2 mol

=> nC17H35COOK = 0,12 - 0,02 = 0,1 mol

=> a = 38,6g

Xem đáp án và giải thích
Dẫn từ từ V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, không thấy khí thoát ra. Thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được 23,3 gam kết tủa. Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn từ từ V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, không thấy khí thoát ra. Thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được 23,3 gam kết tủa. Tìm V?


Đáp án:

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

nSO2 = nH2SO4 = 0,1 mol

⇒ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch : BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3 ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch : BaCl2, Na2SO4, MgSO4, ZnCl2, KNO3 và KHCO3 ?



Đáp án:

Cho Na vào các dung dịch: MgSO4 tạo kết tủa, ZnCl2 tạo kết tủa sau đó tan. Dùng dung dịch MgSO4 cho vào 4 dung dịch còn lại: BaCl2 tạo kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch còn lại: Na2SO4 tạo kết tủa.

Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHCO và KNO3 (sau khi đã cho Na): KHCO­3 tạo kết tủa, còn lại là KNO3




Xem đáp án và giải thích
Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra :


Đáp án:
  • Câu A. Sự khử ion Na+

  • Câu B. Sự oxi hóa Na+

  • Câu C. Sự khử phân tử H2O

  • Câu D. Sự oxi hóa phân tử H2O

Xem đáp án và giải thích
Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 44,1) gam muối khan. Giá trị của m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 44,1) gam muối khan. Giá trị của là:


Đáp án:

Giải

Ta có: m1: Fe (a mol), O (b mol)

BTNT Fe ta có : nFe(NO3)3 = a mol

→ m1 = 56a + 16b

Muối tạo thành là Fe(NO3)3 => mFe(NO3)3 = 242a gam

Ta có: nNO = 0,15 mol

BT e ta có: 3nFe = 2nO + 3nNO

→ 3a = 2b + 3.0,15

→ 3a – 2b = 0,45 (1)

Ta có: m1 + 44,1 = 242a => 56a + 16b + 44,1 = 242a

→ 186a – 16b = 44,1 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,25 và b = 0,15

BTNT => nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = 0,125 mol

=> m = 20 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…