Câu A. FeCl2. Đáp án đúng
Câu B. CrCl3.
Câu C. MgCl2.
Câu D. FeCl3.
Chọn A. - Quá trình: FeCl2(X) + NaOH → Fe(OH)2↓ trắng xanh + O2 + H2O → Fe(OH)3↓ nâu đỏ.
Cho hỗn hợp chất rắn gồm CaC2, Al4C3, Ca vào nước dư thu được hỗn hợp X gồm 3 khí (trong đó có 2 khí có cùng số mol). Lấy 8,96 lít hỗn hợp X (đktc) chia làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư), sau phản ứng thu được 24 gam kết tủa.
Phần 2: cho qua Ni (đun nóng) thu được hỗn hợp khí Y. Thể tích O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn Y là
nX trong mỗi phần = 0,2 mol
nC2H2 = nC2Ag2 = 0,1 mol => Hai khí còn lại có số mol bằng nhau
Mỗi phần X gồm C2H2 (0,1), CH4 (0,05) và H2 (0,05)
Đốt Y cũng giống đốt X nên
nCO2 = 0,1.2 + 0,05.1 = 0,25 mol
nH2O = 0,1.1 + 0,05.2 + 0,05.1 = 0,25
Bảo toàn O 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO2 = 0,375 mol => V = 8,4 lít
a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.
b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó.
c) Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.
a) Hai oxit axit:
P2O5: điphotpho pentaoxit.
SO3: lưu huỳnh trioxit.
Hai oxit bazơ:
CaO: canxi oxit.
Al2O3: nhôm oxit.
b) Thành phần của oxit:
Oxit bazo là hợp chất của 1 nguyên tố kim loại với oxi
Oxit axit là hợp chất của 1 nguyên tố phi kim với oxi
c) Cách gọi tên:
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
Tên gọi: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi).
Đốt cháy hàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là gì?
M + Cl2 → MCl2
2M + O2 → 2MO
Ta có M(x+y) = 7,2 (1)
x + 0,5y = 0,25 (2)
(M + 71)x + (M + 16)y = 23 (3)
Từ (1), (2) và (3) ⇒ x = 0,2 ; y = 0,1 và M = 24 (Mg)
Hãy giải thích vì sao kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp và năng lượng ion hóa I1 thấp.
Kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng không đặc khít (độ đặc khít 68%) nên có khối lượng riêng nhỏ.
- Liên kết trong mạng tinh thể lập phương tâm khối cũng kém bền vững nên kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Lớp eletron ngoài cùng chỉ có 1 electron nằm ở phân lớp s( cấu hình ns-1), electron này ở xa hạt nhân nguyên tử nhất nên rất dễ nhường đi ⇒ kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thứ nhất I1 nhất
Nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có những nguyên tố Ba, Be, Ca, Ma, Sr.
a. Hãy viết các cặp oxi hóa - khử của các nguvên tố này và sắp xếp theo chiều thế điện cực chuẩn tăng dần.
b. Viết cấu hình electron nguyên tử đầy đủ của hai nguyên tố tùy chọn.
c. Vì sao các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa là +2 mà không là +1 hoặc +3?
a.
Ba2+/Ba | Sr2+/Sr | Ca2+/Ca | Mg2+Mg | Be2+/Be | |
Eo(V) | -2,9 | -2,89 | -2,87 | -2,37 | -1,85 |
b.
Be(Z= 4) : 1s22s2
Mg(Z = 12) : 2s22s22p63s2
c. Do lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm thổ là ns2. Giá trị ion hóa I2 không khác nhiều so với I1 và nhỏ hơn nhiều so với I3 nên các kim loại kiềm thổ chỉ thể hiện số oxi hóa duy nhất là +2, không có số oxi hóa +1; +3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet