Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết ba kim loại.


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Nhỏ dung dịch NaOH lần lượt vào 3 ống nghiệm chứa 3 kim loại trên

    + Kim loại nào tác dụng và có bọt khí bay lên là Al

    + 2 kim loại còn lại (Fe, Ag) không tác dụng.

    PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑

- Cho dung dịch HCl vào hai kim loại Fe và Ag:

    + Kim loại nào tác dụng và có khí bay lên là Fe

    + Kim loại nào không tác dụng là Ag.

    PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Amino axit X có công thức Cho tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch thu được dung dịch chứa m gam muối.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Amino axit X có công thức Cho tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch thu được dung dịch chứa m gam muối. Tìm m.


Đáp án:

Quy trình: X + hỗn hợp axit + hỗn hợp bazơ vừa đủ.

⇒ nH2O = ∑nOH- = 0,4.(0,1 + 0,2) = 0,12 mol

Bảo toàn khối lượng

m = 0,02.118 + 0,02.98 + 0,06.36,5 + 0,04.40 + 0,08.56 – 0,12.18 = 10,43 gam.

Xem đáp án và giải thích
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion:

Chất tham gia phản ứng phải tan ( trừ phản ứng với axit)

Có sự tạo thành:

- Chất kết tủa (chất ít tan hơn, chất không tan)

- Chất dễ bay hơi

- Chất điện li yếu hơn.

Ví dụ:

+ Sản phẩm là chất kết tủa

Phương trình dưới dạng phân tử:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Phương trình ion rút gọn:

Ba2+ + SO42- → BaSO4

+ Sản phẩm là chất điện li yếu

Phương trình dưới dạng phân tử:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

Phương trình ion rút gọn:

2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt bằng 54,54%, 9,1% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88 g/mol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt bằng 54,54%, 9,1% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88 g/mol. Tìm X?


Đáp án:

Gọi công thức tổng quát của X là CxHyOz (x,y,z nguyên dương)

Suy ra X có CTTQ là: (C2H4O)n

Ta có: M(C2H4O)n= 44n = 88 ⇒ n = 2

CT của hợp chất X là: C4H8O2

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,6 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 135,475 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. 2,84%.

  • Câu B. 3,54%.

  • Câu C. 3,12%.

  • Câu D. 2,18%.

Xem đáp án và giải thích
Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?


Đáp án:

nMg = 0,2 (mol), nS = 0,1 (mol)

Mg + S → MgS

0,2 0,1 0,1 (mol) , Mg dư

mCr = mMgS + mMg = 0,1. (24+32) + 0,1.24 = 8 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…