Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao trong các hợp chất, nguyên tố flo luôn luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương?


Đáp án:

+ Trong các hợp chất flo luôn có hóa âm vì không có phân lớp d và có độ âm điện lớn nhất nên chỉ khả năng thu thêm 1 electron mà không có khả năng cho 1 electron.

+ Các halogen khác có phân lớp d nên ở trạng thái kích thích thể có 3, 5 hoặc 7 electron tham gia liên kết. Khi tham gia kết ngoài khả năng thu thêm 1 electron còn có khả năng cho một số electron lớp ngoài cùng để có số oxi hóa dương.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một người làm vườn đã dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau. a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này? b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón. c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một người làm vườn đã dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau.

a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?

b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.

c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.


Đáp án:

a) Nguyên tố dinh dưỡng là đạm (nitơ).

b) Thành phần phần trăm của N trong (NH4)2SO4:

M(NH4)2SO4 = (14 + 4).2 + 32 + 16.4= 132 g/mol

%N = (14.2.100%)/132 = 21,21%

c) Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau:

Trong 132g (NH4)2SO4 có 28g N

Trong 500g (NH4)2SO4 có x g N.

=> x = 106g

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của đồng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại Cu không tan trong dung dịch:


Đáp án:
  • Câu A. HNO3 loãng

  • Câu B. HNO3 đặc nóng

  • Câu C. H2SO4 đặc nóng

  • Câu D. H2SO4 loãng

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây :


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozo

  • Câu B. Dextrin

  • Câu C. Mantozo

  • Câu D. Glucozo

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là gì?


Đáp án:

Gọi CTPT của A là: CxHyOz

CxHyOz + (x + y/4 + z/2) O2 → x CO2 + y/2 H2O

Theo đề bài ta có:

32. (x + y/4 + z/2) = 8. 16z => 4x + y = 18z (1)

44x/9y = 22/9 => y = 2x (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 3z

⇒x : y : z = 3z : 6z : z = 3 : 6 : 1 ⇒ CTĐG: C3H6O

Xem đáp án và giải thích
Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo(nói gọn là trung hòa một gam chất béo). a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M. b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo(nói gọn là trung hòa một gam chất béo).

a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M.

b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.


Đáp án:

a. nKOH = 0,015.0,1= 0,0015 mol

⇒ mKOH = 0,0015.56 = 0,084 gam = 84 mg.

Để trung hòa 14 gam chất béo cần 84 mg KOH

⇒ Lượng KOH cần để trung hòa 1 gam chất béo là: 84/14 = 6 mg KOH

Vậy chỉ số axit là 6

b. Chỉ số axit của chất béo là 5,6 tức là :

Để trung hòa 1 g chất béo đó cần 5,6 mg KOH

Để trung hòa 10 g chất béo cần 56 mg KOH

⇒ Số mol KOH cần để trung hòa 10g chất béo là: nKOH = (56.10-3)/56 = 10-3 mol

Mà phản ứng của chất béo với KOH và NaOH có cùng tỉ lệ là số mol KOH và NaOH tiêu tốn như nhau ⇒ nNaOH = nKOH = 10-3 mol

Vậy khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo là :

m = 10-3.40 = 0,04 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…