Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, tính khối lượng glucozơ thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, tính khối lượng glucozơ thu được


Đáp án:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào? b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8g khí CO2 và 5,4g H2O

a) Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?

b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A.

c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?

d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng.


Đáp án:

a) nCO2 = 0,2 mol

⇒ Bảo toàn nguyên tố C: nC = nCO2 = 0,2 mol ⇒ mC = 0,2 × 12 = 2,4g.

nH2O = 0,3 mol

⇒ Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2nH2O = 0,6 mol ⇒ mH = 0,6 x 1 = 0,6g.

mC,H = 2,4 + 0,6 = 3g = mA có hai nguyên tố C và H, vậy A là Hiđrocacbon.

b) Đặt công thức phân tử của A là CxHy

x: y = 2,4/12:0,6/1 = 1:3

Vậy CTPT của A có dạng (CH3)n vì MA < 40

→ (CH3)n < 40 ⇒ 15n < 40

• Nếu n = 1 ⇒ không hợp lý.

• Nếu n = 2 ⇒ CTPT của A là C2H6 (nhận)

c) A không làm mất màu dung dịch Br2.

d) C2H6 + Cl--as--> C2H5Cl + HCl

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:

Đáp án:
  • Câu A. 30,6

  • Câu B. 27,6

  • Câu C. 15,3

  • Câu D. 13,5

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng trùng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, cumen và isopren số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?


Đáp án:

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

      • Giống nhau: có sự dùng chung electron.
      • Khác nhau:

+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

      • Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.
      • Khác nhau:

+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau: a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang). b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống. c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:

a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).


Đáp án:

a) Dùng không khí nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ phản ứng tăng.

b) Dùng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ).

c) Dùng yếu tố diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…