Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở, đều được tạo bởi từ glyxin và valin. Đun nóng 37,98 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 40,74 gam muối của glyxin và 16,68 gam muối của valin. Biết rằng tổng số liên kết peptit của ba peptit có trong E là 10 và trong mỗi phân tử peptit có số nguyên tử oxi không nhỏ hơn 5. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất có trong hỗn hợp E?
15 = 4 + 4 + 5
Số mol Na - Gly = 0,42 mol; Na - Val = 0,12 mol => Gly3,5xValx => 012:x.(298,5x+18) = 37,98 => x = 1
Số Ctb = 12; Số chỉ peptit trung bình = 4,5; số mol E = 0,12
=> X: Gly3Val; Y:Gly3Val (X, Y là 2 đồng phân); Z: Gly4Val (0,06 mol)
%Z = (0,06.345.100) : 37,98 = 54,5%
Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là gì?
Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh là bột sắt tiếp xúc với bột lưu huỳnh và được nung nóng ở nhiệt độ thích hợp.
Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200g dung dịch bão hòa NaNO3 ở 50oC, nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20oC?
Biết SNaNO3(50ºC) = 114(g); SNaNO3(20ºC) = 88(g)
Ở 50ºC, 100g H2O hòa tan được 114g NaNO3
⇒ mdd = 100 + 114 = 214(g)
Nghĩa là trong 214g dung dịch có 114g NaNO3 được hòa tan
Vậy 200 g dung dịch có khối lượng chất tan: mNaNO3 = (200.114)/214 = 106,54g
* Khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch ở 20ºC
Gọi x là khối lượng của NaNO3 tách ra khỏi dung dịch.
⇒ mNaNO3 còn lại trong dung dịch = 106,54 – x (1)
mdd NaNO3 = (200 - x) (g)
Theo đề bài: Ở 20ºC, 100g H2O hòa tan được 88g NaNO3
⇒ Khối lượng dung dịch ở 20ºC là: 100 + 88 = 188(g)
Nghĩa là trong 188g dung dịch có 88g NaNO3 được hòa tan
Trong (200 – x) g dung dịch có khối lượng NaNO3 hòa tan là:
mNaNO3 = ((200-x)88)/188 g (2)
Từ (1), (2) => 106,54 – x = ((200-x)88)/188
Giải phương trình ta có: x ≈ 24,3 g
Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O: mCO2 = 33:88 . Tìm công thức phân tử của X
Ta có: mH2O: mCO2 = 33:88 ⇒ H: C = 11: 6
⇒ X là C12H22O11
Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C2H4 là bao nhiêu?
Cấu tạo phân tử : C2H4
Phân tử này có 1 liên kết π và 5 liên kết σ
Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch :
= -92 kJ
Cân bằng của phản ứng này chuyển dịch như thế nào khi thay đổi một trong các điều kiện sau đây ? Giải thích.
1. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
2. Giảm nhiệt độ.
3. Thêm khí nitơ.
4. Dùng chất xúc tác thích hợp.
1. Khi tăng áp suất chung, cân bằng chuyển dịch theo chiều từ trái sang phải là chiều tạo ra số mol khí ít hơn.
2. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiéu từ trái sang phải là chiều của phản ứng toả nhiệt.
3. Khi thêm khí nitơ, khí này sẽ phản ứng với hiđro tạo ra amoniac, do đó cân bằng chuyển dịch từ trái sang phải.
4. Khi có mặt chất xúc tác, tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng lên với mức độ như nhau, nên cân bằng không bị chuyển dịch. Chất xúc tác làm cho cân bằng nhanh chóng được thiết lập.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet