Bài tập phân biệt các dung dịch chất vô cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dd đó là


Đáp án:
  • Câu A. dd BaCl2.

  • Câu B. dd NaOH. Đáp án đúng

  • Câu C. dd CH3COOAg

  • Câu D. qùi tím.

Giải thích:

Khi dùng NaOH thì: +) Al(NO3)3: có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra; Al(NO3)3 + 3NaOH --> Al(OH)3 + 3NaNO3; Al(OH)3 + NaOH --> NaAlO2 + 2H2O; +) NaNO3: Không có hiện tượng gì (không có phản ứng) +) Mg(NO3)2: có kết tủa trắng: Mg(NO3)2 + 2NaOH --> Mg(OH)2 + 2NaNO3; +) H2SO4: không có hiện tượng gì (có phản ứng) Với 2 chất NaNO3 và H2SO4. Sau khi đã thu được kết tủa trắng từ bình Mg(NO3)2 Nhỏ 2 chất trên vào kết tủa nếu kết tủa tan thì là H2SO4. Mg(OH)2 + H2SO4 --> MgSO4 + 2H2O;

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4(đặc nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4(đặc nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là bao nhiêu?


Đáp án:

Các chất là FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, HCl

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích
Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín: Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các điều kiện sau? a) Tăng nhiệt độ. b) Thêm lượng hơi nước vào. c) Thêm khí H2 ra. d) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống. e) Dùng chất xúc tác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các điều kiện sau?

a) Tăng nhiệt độ.

b) Thêm lượng hơi nước vào.

c) Thêm khí H2 ra.

d) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

e) Dùng chất xúc tác.


Đáp án:

C(r) + H2O(k) ⇄ CO(k) + H2(k) ; ΔH > 0 (1)

CO(k) + H2O(k) ⇄ CO2(k) + H2(k); ΔH < 0 (2)

  Phản ứng (1) Phản ứng (2)
Tăng nhiệt độ
Thêm hơi nước
Tăng H2
Tăng áp suất Tổng số mol 2 vế bằng nhau nên cân bằng không đổi
Chất xúc tác Không đổi Không đổi

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng giữa kim loại và axit H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Ag.

  • Câu B. Cu.

  • Câu C. Fe.

  • Câu D. Au

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm 2,8g Fe và 3,2g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, V lit khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và còn dư 1,6g kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch A và giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm 2,8g Fe và 3,2g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, V lit khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và còn dư 1,6g kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch A và giá trị của V?


Đáp án:

Dư 1,6g kim loại ⇒ mCu dư = 1,6g; ddA gồm: Fe(NO3)2; Cu(NO3)2

Bảo toàn electron → nNO2 = 2nFe + 2nCu pư = 2. 0,05 + 2. 0,025 = 0,15 mol → V = 3,36 lit

mmuối = 0,05. 180 + 0,025. 188 = 13,7 gam.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 2,65 gam ankybenzen X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 2,65 gam ankybenzen X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Tìm CTPT X?


Đáp án:

Đặt CTPT X là CnH2n-6

⇒ 2,65n/(14n-6) = 4,48/22,4 ⇒ n = 8

⇒ CTPT: C8H10

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…