Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là
Câu A. Fe2O3.
Câu B. Fe3O4. Đáp án đúng
Câu C. FeO2.
Câu D. FeO.
X làm mất màu thuốc tím → X có Fe2+.
X có khả năng hòa tan Cu → X có Fe3+.
→ oxit sắt là Fe3O4.
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Fe2(SO4)3 + Cu → CuSO4 + 2FeSO4
Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?
Câu A. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Câu B. Chất Y có phản ứng tráng bạc.
Câu C. Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi.
Câu D. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.
Trình bày ứng dụng của xesi
- Cs134 được sử dụng trong thủy học như là phép đo lượng phát ra của xêzi bởi công nghiệp năng lượng nguyên tử.
- Kim loại này cũng được sử dụng trong các tế bào quang điện do khả năng bức xạ điện tử cao của nó.
- Xesi cũng được sử dụng như là chất xúc tác trong quá trình hiđrô hóa của một vài hợp chất hữu cơ.
- Các đồng vị phóng xạ của xesi được sử dụng trong lĩnh vực y học để điều trị một vài dạng ung thư.
- Florua xesi được sử dụng rộng rãi trong hóa hữu cơ như là một bazơ và là nguồn của các ion florua khan.
- Hơi xesi được sử dụng trong nhiều loại từ kế phổ biến.
Nguyên tố X có tổng số proton, nơtron, electron là 13. Vậy X thuộc nhóm mấy, chu kì mấy?
P + N + E = 13 ⇒ 2P + N = 13
P < N < 1,5P
⇒ 3,7 < P < 4,3 ⇒ P = E = 4 ⇒ cấu hình e: 1s22s2 ⇒ chu kì 2 nhóm IIA
Chất X là một muối có công thức phân tử C3H10N2O3. Khi cho X tác dụng với KOH ta thu được một amin bậc ba và các chất vô cơ.
Hãy viết công thức cấu tạo và tên của chất X.
Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa X và KOH.
Chất X có CTCT: [(CH3)3NH]+NO3-
Trimetylamoninitrat
[(CH3)3NH]+NO3- + KOH→ (CH3)3N + KNO3 + H2O
Trimetylamin
Cho 8,3 g hỗn hợp bột các kim loại Fe và Al tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,4 lít đo ở 136,5oC và 760 mm Hg.
a) Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp ban đầu theo số mol và theo khối lượng.
b) Tính tổng số mol electron mà kim loại đã nhường.
a. Ta có nH2 = (8,4.1) : (0,082.409,5) = 0,25 mol
Gọi Al (x mol), Fe (y mol)
=> 27x + 56y = 8,3
BT e ta có: 3x + 2y = 0,25.2 => x = y = 0,1
Thành phần % theo số mol : 50% Al, 50% Fe.
Thành phần % theo khối lượng : 67,47% Fe, 32,53% Al
b) Tổng số mol electron mà kim loại đã nhường là 0,5 mol.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet