Câu hỏi hoá học

Các câu hỏi phổ biến về phương trình và chất hóa học

Tin tức thú vị

Các câu hỏi bài tập hoá học mới nhất

Hãy điền những chữ và số thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Một mol nguyên tử Cu có khối lượng ……g và một mol nguyên tử lưu huỳnh có khối lượng …….g kết hợp với nhau tạo thành một …… CuS có khối lượng …..g.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền những chữ và số thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Một mol nguyên tử Cu có khối lượng ……g và một mol nguyên tử lưu huỳnh có khối lượng …….g kết hợp với nhau tạo thành một …… CuS có khối lượng …..g.


Đáp án:

Một mol nguyên tử Cu có khối lượng 64 g và một mol nguyên tử lưu huỳnh có khối lượng 32 g kết hợp với nhau tạo thành một mol phân tử CuS có khối lượng 96g.

Xem đáp án và giải thích
Đốt nóng hidro trong khí oxi người ta nhận thấy cứ 2 thể tích khí hidro kêt hợp với 1 thể tích oxi tạo thành nước.   a) Hãy tìm công thức hóa học đơn giản của nước.   b) Viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt nóng hidro và oxi.    c) Sau phản ứng, người ta thu được 1,8g nước.Hãy tìm thể tích các khí hidro và oxi tham gia phản ứng ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt nóng hidro trong khí oxi người ta nhận thấy cứ 2 thể tích khí hidro kêt hợp với 1 thể tích oxi tạo thành nước.

  a) Hãy tìm công thức hóa học đơn giản của nước.

  b) Viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt nóng hidro và oxi.

   c) Sau phản ứng, người ta thu được 1,8g nước.Hãy tìm thể tích các khí hidro và oxi tham gia phản ứng ở đktc.


Đáp án:

a) Vì 2 thể tích khí hidro kết hợp với 1 thể tích khí oxi có nghĩa là: VH2 = 2VO2 hay nH2 = 2nO2

   → 2 phân tử H2 kết hợp với 1 phân tử O2.

   Vậy công thức đơn giản của nước là H2O.

 b) Phương trình hóa học: 2H2  +   O2  --t0--> 2H2O

c) nH2O = 0,1 mol

Theo phương trình hóa học: nH2 = nH2O = 0,1(mol)

VH2 = 2,24 l

nO2 = 0,5nH2 = 0,05 mol

=> VO2 = 1,12 l

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 3,25g một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong không khí có oxi dư, người ta thu được 2,24 lit khí sunfuro(dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 3,25g một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong không khí có oxi dư, người ta thu được 2,24 lit khí sunfuro(dktc).

  a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

   b) Bằng cách nào ta có thể tính được nồng độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh đã dùng?

c) Căn cứ vào phương trình hóa học trên, ta có thể trả lời ngay được thể tích khí oxi (đktc) vừa đủ để đốt cháy lưu huỳnh là bao nhiêu lít?

Đáp án:

nSO2 = 0,1 mol

a) Phương trình hóa học:        S                +               O2           →                   SO2

                                                1                                  1                                     1

                                                ?                                   ?                                     0,1

 Theo pt: 1 mol S tham gia phản ứng sinh ra 1 mol SO2

   Số mol của lưu huỳnh tham gia phản ứng:

nS = (0,1.1)/1 = 0,1 mol

 Khối lượng của lưu huỳnh tinh khiết: mS=nS.MS =0,1.32=3,2(g)

   Độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh: 3,2/3,25 . 100% = 98,5%

 c) Theo pt 1 mol O2 phản ứng sinh ra 1 mol SO2

   Tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol nên thể tích O2 thu được 2,24 lít

 

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.

a) Tìm công thức hóa học đơn giản của magie sunfua.

b) Trộn 8g magie vơi 8g lưu huỳnh rồi đốt nóng. Hãy cho biết thành phần và khối lượng các chất sau phản ứng.

   A. 7g magie sunfua.    B. 7g magie sunfua và 8g lưu huỳnh.

   C. 16g magie sunfua.    D. 14g Magie sunfua và 2g magie.


Đáp án:

Giả sử hợp chất có khối lượng 7g → mMg = 3g ; mS = 4g

a.

nMg = 0,125 mol

nS = 0,125 mol

Vậy trong hợp chất: 0,125 mol nguyên tử Mg và 0,125 mol nguyên tử S. Có nghĩa là 1 mol nguyên tử Mg kết hợp với 1 mol nguyên tử S.

   Nên công thức hóa học đơn giản của magie sunfua: MgS.

   b) Chọn D. Vì:

   Theo đề bài: 3g Mg kết hợp vừa đủ với 4g S.

   Hoặc 6g Mg kết hợp vừa đủ với 8g S.

   Nếu trộn 8g Mg với 8g S thì sẽ sinh ra 14g MgS và còn dư 2g Mg.

Xem đáp án và giải thích
Một loại oxi sắt có thành phần là: 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Em hãy cho biết:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại oxi sắt có thành phần là: 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Em hãy cho biết:

a) Công thức phân tử của oxit sắt, biết công thức phân tử cũng chính là công thức đơn giản.

b) Khối lượng mol của oxit sắt tìm được ở trên.


Đáp án:

  a) Giả sử khối lượng oxit là 10g ⇒ mFe = 7g ; mO = 3g

nFe = 0,125 mol

nO = 0,1875 mol

Vậy: 0,125 mol nguyên tử Fe kết hợp với 0,1875 mol nguyên tử O.

   Suy ra 2 mol nguyên tử Fe kết hợp với 3 mol nguyên tử O (vì số nguyên tử luôn là số nguyên).

   → Công thức hóa học đơn giản của oxit sắt là: Fe2O3.

  b) Khối lượng mol của Fe2O3: ( 56.2) + (16.3) = 160(g).

Xem đáp án và giải thích
Biết 4g thủy ngân (Hg) kết hợp với clo tạo ra 5,42g thủy ngân clorua. Em hãy cho biết công thức hóa học đơn giản của thủy ngân clorua. Cho biết Hg = 200.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết 4g thủy ngân (Hg) kết hợp với clo tạo ra 5,42g thủy ngân clorua. Em hãy cho biết công thức hóa học đơn giản của thủy ngân clorua. Cho biết Hg = 200.


Đáp án:

nHg = 0,02 mol

mCl = mHgCl - mHg = 1,42g

=> nCl = 0,04 mol

Vậy 0,02 mol nguyên tử Hg kết hợp với 0,04 mol nguyên tử Cl.

 Suy ra 1 mol nguyên tử Hg kết hợp với 2 mol nguyên tử Cl.

   → Công thức của thủy ngân clorua: HgCl2.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,24g magie (Mg) trong không khí, người ta thu được 0,4g magie oxit. Em hãy tìm công thức hóa học đơn giản của magie oxit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,24g magie (Mg) trong không khí, người ta thu được 0,4g magie oxit. Em hãy tìm công thức hóa học đơn giản của magie oxit.


Đáp án:

nMg = 0,01 mol

mO =mMgO - mMg = 0,16g => nO = 0,01 mol

Vậy trong 1 phân tử hợp chất có 0,01 mol nguyên tử Mg; 0,01 mol nguyên tử O. Có nghĩa là 1 mol nguyên tử Mg kết hợp với 1 mol nguyên tử O.

 → Công thức hóa học đơn giản của magie oxit là: MgO.
 

Xem đáp án và giải thích
Phải lấy bao nhiêu gam của mỗi chất khí sau để chúng cùng có thể tích khí là 5,6 lit ở đktc: a) CO2 b) CH4; c) O2 d) N2; e) Cl2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phải lấy bao nhiêu gam của mỗi chất khí sau để chúng cùng có thể tích khí là 5,6 lit ở đktc:

   a) CO2     b) CH4;    c) O2     d) N2; e) Cl2.


Đáp án:

  5,6 lit khí ở đktc có số mol: n = 5,6/22,4 = 0,25(mol)

   Để thể tích các khí đều bằng nhau là 5,6l (đktc) thì chúng có khối lượng:

   mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.44 = 11(g)

 mCH4 = nCH4.MCH4 = 0,25.16 = 4(g)

   mO2 = nO2.MO2 = 0,25.32 = 8(g)

   mN2 = nN2.MN2 = 0,25.28 = 7(g)

   mCl2 = nNCl2.MCl2 = 0,25.71 = 17,75(g)

Xem đáp án và giải thích
Hãy tìm khối lượng của những đơn chất và hợp chất sau: CO2, H2O, N2, O2, H2, NaCl để cùng có số phân tử bằng nhau là 0,6.1023
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm khối lượng của những đơn chất và hợp chất sau: CO2, H2O, N2, O2, H2, NaCl để cùng có số phân tử bằng nhau là 0,6.1023


Đáp án:

   Cứ 1 mol chất là lượng chất có chứa 6.1023 phân tử (nguyên tử).

   Vậy cứ 0,6.1023 phân tử các chất là số phân tử có trong 0,1 mol chất.

   Khối lượng các chất là:

mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,1.44 = 4,4(g)

   mH2O = nH2O.MH2O = 0,1.18 = 1,8(g)

   mO2 = nO2.MO2 = 0,1.32 = 3,2(g)

   mH2 = nH2.MH2 = 0,1.2 = 0,2(g)

   mNaCl = nNaCl.MNaCl = 0,1.58,5 = 5,85(g)

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết:   a) Số mol và số nguyên tử của: 28g sắt(Fe); 6,4g đồng (Cu); 9g nhôm (Al).   b) Khối lượng và thể tích khí (đktc) của: 2 mol H2; 1,5 mol O2; 1,15 mol CO2; 1,15 mol CH4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết:

  a) Số mol và số nguyên tử của: 28g sắt(Fe); 6,4g đồng (Cu); 9g nhôm (Al).

  b) Khối lượng và thể tích khí (đktc) của: 2 mol H2; 1,5 mol O2; 1,15 mol CO2; 1,15 mol CH4.


Đáp án:

  a, nFe = 0,5(mol)

   Số nguyên tử của Fe là: 0,5.6.1023 = 3.1023 nguyên tử hoặc 0,5N nguyên tử .

   nCu =0,1(mol)

 Số nguyên tử của Cu là: 0,1.6.1023 = 0,6.1023 nguyên tử hoặc 0,1N nguyên tử.

   nAl = 1/3 mol

 Số nguyên tử của Al là: (1/3) . 6.1023 = 2.1023 nguyên tử hoặc 1/3.N nguyên tử.

   b, mH2 = nH2.MH2 = 2.2 = 4(g) → VH2 = nH2.22,4 = 2.22,4 = 44,8(l)

   mO2 = nO2.MO2 = 1,5.32 = 48(g) → VO2 = nO2.22,4 = 1,5.22,4 = 33,6(l)

   mCO2 = nCO2.MCO2 = 1,15.44 = 50,6(g) → VCO2 = nCO2.22,4 = 1,15.22,4 = 25,76(l)

   mCH4 = nCH4.MCH4 = 1,15.16 = 18,4(g) → VCH4 = nCH4.22,4 = 1,15.22,4 = 25,76(l)

 

Xem đáp án và giải thích

Câu hỏi về chất hóa học

Chất (CH3COO)2Ca tên là gì ? Chất (NH2)2CO tên là gì ? Chất (NH4)2CO3 tên là gì ? Chất (NH4)2Cr2O7 tên là gì ? Chất (NH4)2SO4 tên là gì ? Chất (NH4)3PO4 tên là gì ? Chất Ag tên là gì ? Chất Ag2O tên là gì ? Chất AgBr tên là gì ? Chất AgCl tên là gì ?

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Chất AgNO3 tên là gì ? Chất AgOH tên là gì ? Chất Al tên là gì ? Chất Al(OH)3 tên là gì ? Chất Al2(CO3)3 tên là gì ? Chất Al2(SO4)3 tên là gì ? Chất Al2O3 tên là gì ? Chất Al2S3 tên là gì ? Chất AlCl3 tên là gì ? Chất AlN tên là gì ? Chất Au tên là gì ? Chất Ba(NO3)2 tên là gì ? Chất BaCl2 tên là gì ? Chất BaO tên là gì ? Chất Br2 tên là gì ? Chất C tên là gì ? Chất C2H2 tên là gì ? Chất C2H4 tên là gì ? Chất C2H4Br2 tên là gì ? Chất C2H5OH tên là gì ? Chất C2H6 tên là gì ? Chất C4H6 tên là gì ? Chất CH3CH=CHCH3 tên là gì ? Chất C6H12O6 tên là gì ? Chất C6H5Cl tên là gì ? Chất C6H5NH2 tên là gì ? Chất C6H5NH3Cl tên là gì ? Chất C6H5OH tên là gì ? Chất C6H5ONa tên là gì ? Chất C6H6 tên là gì ? Chất Ca tên là gì ? Chất Ca(H2PO4)2 tên là gì ? Chất Ca(HCO3)2 tên là gì ? Chất Ca(NO3)2 tên là gì ? Chất Ca(OH)2 tên là gì ? Chất Ca3(PO4)2 tên là gì ? Chất Ca3N2 tên là gì ? Chất Ca3P2 tên là gì ? Chất CaC2 tên là gì ? Chất CaCO3 tên là gì ?

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…