Hãy cho biết:
a) Số mol và số nguyên tử của: 28g sắt(Fe); 6,4g đồng (Cu); 9g nhôm (Al).
b) Khối lượng và thể tích khí (đktc) của: 2 mol H2; 1,5 mol O2; 1,15 mol CO2; 1,15 mol CH4.
a, nFe = 0,5(mol)
Số nguyên tử của Fe là: 0,5.6.1023 = 3.1023 nguyên tử hoặc 0,5N nguyên tử .
nCu =0,1(mol)
Số nguyên tử của Cu là: 0,1.6.1023 = 0,6.1023 nguyên tử hoặc 0,1N nguyên tử.
nAl = 1/3 mol
Số nguyên tử của Al là: (1/3) . 6.1023 = 2.1023 nguyên tử hoặc 1/3.N nguyên tử.
b, mH2 = nH2.MH2 = 2.2 = 4(g) → VH2 = nH2.22,4 = 2.22,4 = 44,8(l)
mO2 = nO2.MO2 = 1,5.32 = 48(g) → VO2 = nO2.22,4 = 1,5.22,4 = 33,6(l)
mCO2 = nCO2.MCO2 = 1,15.44 = 50,6(g) → VCO2 = nCO2.22,4 = 1,15.22,4 = 25,76(l)
mCH4 = nCH4.MCH4 = 1,15.16 = 18,4(g) → VCH4 = nCH4.22,4 = 1,15.22,4 = 25,76(l)
Tại sao khi cho xà phòng vào tay ướt lại có cảm giác nóng và tay bị nhờn?
Khi cho xà phòng vào tay ướt lại có cảm giác nóng và tay bị nhờn do trong xà phòng chứa NaOH, NaOH tan trong nước toả nhiệt, dung dịch NaOH có tính nhờn.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Tìm công thức phân tử của 2 amin
Vậy, công thức phân tử của 2 amin là CH5N và C2H7N.
Xác định điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA.
Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA, trong các hợp chất vời nguyên tố nhóm IA là
Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA có số electron ở lớp ngoài cùng là 1, có thể nhường 1 electron này nên có điện hóa trị 1+.
Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6,7 electron ở lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng nên có điện hóa trị 2- hay 1-.
Tính thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 gam nước.
Số mol nước tạo thành là: nH2O = 0,1 mol
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 --t0--> 2H2O
0,1 0,05 ← 0,1 (mol)
Thể tích khí hiđro tham gia phản ứng: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít
Thể tích khí oxi tham gia phản ứng: VO2 = 22,4.nO2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít
Hỗn hợp X gồm Na, BaO, Na2O (trong đó oxi chiếm 12,28% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng nước dư thu được 112 ml khí H2 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được 5,915 gam chất rắn khan. Giá trị của m.
Giải
Ta có: mO = 12,28%m = 0,1228m => m kim loại = 0,8772m
→ nO = 0,1228m/16
Ta có : nHCl pư = nOH- = 2nO + 2nH2 = 0,1228m/8 + 0,01
Ta có: m muối = m kim loại + 35,5nHCl => 0,8772m + 35,5.(0,1228m/8 + 0,01) = 5,915
=>1,422125m = 5,56
=> m = 3,91
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet