Trình bày ứng dụng của beri
- Beri được sử dụng như là chất tạo hợp kim trong sản xuất beri đồng. (Be có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt lớn) Các hợp kim beri-đồng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng do độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt cao, sức bền và độ cứng cao, các thuộc tính không nhiễm từ, cùng với sự chống ăn mòn và khả năng chống mỏi tốt của chúng.
- Các ứng dụng bao gồm việc sản xuất các điện cực hàn điểm, lò xo, các thiết bị không đánh lửa và các tiếp điểm điện.
Cho phương trình CaCO3 --t0--> CO2 ↑+ CaO
Để thu được 2,24 lít CO2 (đktc) thì số mol CaCO3 cần dùng là bao nhiêu?
Số mol CO2 thu được là: nCO2 = 0,1 mol
CaCO3 --t0--> CO2 ↑+ CaO
1 ← 1 mol
0,1 ← 0,1 (mol)
Theo phương trình: nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol
Trong 0,05 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?
Số nguyên tử nhôm có trong 0,05 mol nguyên tử nhôm là:
A = n.N = 0,05.6.1023 = 0,3.1023 nguyên tử
Cho hỗn hợp gồm 0,896 lít Cu2S; 3,6 gam Fe3C; a mol FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat và V lít hỗn hợp khí (đkc). Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Vậy giá trị của V là:
Giải
Ta có: nCu2S = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol; nFe3C = 3,6 : 180 = 0,02 mol
Dung dịch thu được chỉ chứa muối sunfat gồm Cu2+ : 0,08 mol; Fe3+ : (0,06 + a) mol; SO42- : (0,04 + 2a) mol
BTĐT hh muối: 0,08.2 + 3.(0,06 + a) = 2.(0,04 + 2a)
→ a = 0,26 mol
BT e ta có: nNO2 = 10nCu2S + 13nFe3C + 15nFeS2 = 10.0,04 + 13.0,02 + 15.0,26 = 4,56 mol
Ta có: nCO2 = 0,02 mol
→ VCO2 = 102,592 lít
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:
a/ CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa.
b/ C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.
a) Dùng quì tím: hai dung dịch làm quì tím hóa xanh là CH3CH2NH2 và CH3COONa, còn H2N-CH-COOH không làm quì tím đổi màu. Axit hóa hai dung dịch làm quì chuyển màu xanh, dung dịch cho khí có mùi dấm thoát ra là CH3COONa. Hay cho hai dung dịch tác dụng với KNO2 và HCl thì amin sẽ cho khí thoát ra: CH3COONa + H2SO4 → CH3COOH + NaHSO4
CH3CH2NH2 + KNO2 + HCl → CH3-CH2-OH + N2 + H2O + KCl
b) Cho vài giọt chất vào các ống nghiệm chứa nước Br2, chất nào tạo ra kết tủa trăng là C6H5NH2, chất nào làm nhạt màu dung dịch là CH3-CHO/ hai dung dịch còn lại tác dụng với Cu(OH)2/OH-, chất hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là CH2OH-CHOH-CH2OH, còn lại là: H2N-CH-COOH
Cân bằng hóa học là gì? Tại sao nói cân bằng hóa học là cân bằng động? Hãy cho biết ý nghĩa của hằng số cân bằng KC. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng có luôn luôn là một hằng số không?
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
- Cân bằng hóa học là cân bằng động vì: ở trạng thái cân bằng không phải là phản ứng dừng lại, mà phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng tốc độ bằng nhau (vt = vn ). Điều này có nghĩa là trong một đơn vị thời gian số mol chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Do đó cân bằng hóa học là cân bằng động.
- Ý nghĩa của hằng số cân bằng KC: Hằng số cân bằng KC cho thấy tích nồng độ các sản phẩm phản ứng lớn hơn hay bé hơn tích nồng độ các chất phản ứng bao nhiêu lần. Mặt khác, vì nó cho biết lượng các chất phản ứng còn lại và lượng các sản phẩm tạo thành ở vị trí cân bằng, do đó biết hiệu suất của phản ứng.
- Hằng số cân bằng KC của một phản ứng không luôn luôn là hằng số vì hằng số cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ. Tại một nhiệt độ, mỗi cân bằng hóa học có một hằng số cân bằng đặc trưng cho nó.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB