Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.
a) Tìm công thức hóa học đơn giản của magie sunfua.
b) Trộn 8g magie vơi 8g lưu huỳnh rồi đốt nóng. Hãy cho biết thành phần và khối lượng các chất sau phản ứng.
A. 7g magie sunfua. B. 7g magie sunfua và 8g lưu huỳnh.
C. 16g magie sunfua. D. 14g Magie sunfua và 2g magie.
Giả sử hợp chất có khối lượng 7g → mMg = 3g ; mS = 4g
a.
nMg = 0,125 mol
nS = 0,125 mol
Vậy trong hợp chất: 0,125 mol nguyên tử Mg và 0,125 mol nguyên tử S. Có nghĩa là 1 mol nguyên tử Mg kết hợp với 1 mol nguyên tử S.
Nên công thức hóa học đơn giản của magie sunfua: MgS.
b) Chọn D. Vì:
Theo đề bài: 3g Mg kết hợp vừa đủ với 4g S.
Hoặc 6g Mg kết hợp vừa đủ với 8g S.
Nếu trộn 8g Mg với 8g S thì sẽ sinh ra 14g MgS và còn dư 2g Mg.
Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20,0g tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 lít khí hidro (đktc). Xác định thành phần phần trăm khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%.
nH2 = 0,6 mol
C + NaOH → không phản ứng
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
Từ phương trình phản ứng ta có:
nSi = 0,5nH2 = 0,3 mol
⇒ mSi = 0,3.28 = 8,4 g
%mSi = 8,4/20 . 100% = 42%
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ba2+, NH4+, Cr3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Lấy một ít dung dịch, nhỏ vào đó vài giọt kali đicromat thấy xuất hiện kết tủa màu vàng
⇒ Dung dịch có Ba2+
2Ba2+ + Cr2O72- + H2O → 2BaCrO4 + 2H+
Lấy một lượng dung dịch khác nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào, đặt trên miệng ống nghiệm một miếng giấy quỳ tím ẩm rồi quan sát có mùi khai, làm xanh quỳ tím.
⇒ Dung dịch có NH4+
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
Trong dung dịch xuất hiện kết tủa màu xanh và tan dần, khi nhỏ thêm NaOH
⇒ Dung dịch có Cr3+
Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓ xanh
Cr(OH)3 + OH- → [Cr(OH)4]
Câu A. 5
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 2
a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa hiđro với hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (III) oxit ở nhiệt độ thích hợp?.
b) Trong các phản ứng hóa học trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
c) Nếu thu được 6,00 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó có 2,8g sắt thì thể tích (ở đktc) khí hiđro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit là bao nhiêu?
a) Phương trình hóa học của các phản ứng:
H2 + CuO → Cu + H2O (1).
3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O (2).
b) Trong phản ứng (1), (2) chất khử H2 vì chiếm oxi của chất khác, chất oxi hóa là CuO và Fe2O3 vì nhường oxi cho chất khác.
c) Khối lượng đồng thu được từ 6g hỗn hợp 2 kim loại thu được:
mCu = 6g - 2,8g = 3,2g, nCu = 0,05 mol
nFe = 0,05 (mol)
nH2 (1) = nCu = 0,05 mol ⇒ VH2(1) = 22,4 . 0,05 = 1,12 lít
nH2 (2) = 3/2.nFe = 0,075 mol
⇒ VH2 (2) = 22,4 . 0,075 = 1,68 lít khí H2.
VH2 = VH2(1) + VH2(2) = 1,12 + 1,68 = 2,8(l)
Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước:
Cl2 + H2O → HCl + HClO
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Phản ứng thuận nghịch nên clo rất dễ sinh ra do đó khi ta sử dụng nước ngửi được mùi clo.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet