Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau: Fe + HCl → FeCl2 + H2 Tỉ lệ các chất trong phương trình là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau: Fe + HCl → FeCl2 + H2

Tỉ lệ các chất trong phương trình là bao nhiêu?


Đáp án:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Vậy tỉ lệ các chất trong phương trình là: 1 : 2 : 1 : 1.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,45 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 87,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,45 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 87,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là


Đáp án:

Giải

Chất rắn T gồm 3 kim loại là Cu (2x), Ag (x) và Fe dư (y)

mT = 64.2x + 108x + 56y = 87,6 (1)

Bảo toàn electron: 2.2x + x + 3y = 1,2.2 (2)

Từ (1), (2) → x = y = 0,3

Bảo toàn electron:

2(a - y) +0,45.2 = 2.2x + x → a = 0,6

Xem đáp án và giải thích
a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. b. Tìm mối liên quan về cấu tạo của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

b. Tìm mối liên quan về cấu tạo của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.


Đáp án:

a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

  glucozo saccarozo tinh bột xenlulozo
Tính chất vật lý Chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước Chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ Chất rắn, ở dạng bột, vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột Chất rắn, dạng sợi màu trắng, không có mùi vị. Không tan trong nước và nhiều dung mỗi hữu cơ… Chỉ tan được trong nước Svayde.
 

b. Mối liên quan về cấu tạo:

Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích C6H10O5 liên kết với nhau, các mắt xích liên kết với nhau tạo thành hai dạng: dạng lò xo không phân nhánh gọi là amilozơ, dạng lò xo phân nhánh gọi là amilopectin. Amilozơ được tạo thành từ các gốc α-glucozơ liên kết với nhau thành mạch dài, xoắn lại với nhau và có phân tử khối lớn. Còn amilopectin có cấu tạo mạng không gian gồm cấc mắt xích α-glucozơ tạo nên.

Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài, có phân tử khối rất lớn.

 

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm  FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Giải

Vì dd Y + AgNO3 thoát ra khí NO => trong Y phải có H+ dư và Fe2+

4H+ + NO3- + 3e   → NO + 2H2O

0,4                          → 0,1                   (mol)

=> nNO(1) = ∑ nNO – nNO(2) = 0,1 – 0,02 = 0,08 (mol)

BTNT N : nFe(NO3)2 = 1/2 nNO(1) = 0,08/2 = 0,04 (mol) = c  (1)

BTKL: mX = 127a + 64b +180c = 23,76  (2)

BTĐT đối với dd Z : 3(a+c) +2b = 0,56  (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,08 (mol); b = 0,1 (mol); c = 0,04 (mol)

BTNT Cl: nAgCl = nCl- = 2a+ 0,4 = 2.0,08 + 0,4 = 0,56 (mol)

BTNT Ag: nAg = ∑ nAgCl – nAgCl = 0,58 – 0,56 = 0,02 (mol)

=> Khối lượng kết tủa: m = mAgCl + mAg = 0,56.143,5 + 0,02.108 = 82,52 (g)

Xem đáp án và giải thích
Các ứng dụng của magie oxit là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các ứng dụng của magie oxit là gì?


Đáp án:

Hầu hết Mg(OH)2 được sản xuất công nghiệp, cũng như một lượng nhỏ được khai thác, được chuyển hóa thành magie oxit (MgO). Magie oxit có giá trị vì nó vừa là một chất dẫn điện kém và cũng là một chất dẫn nhiệt tuyệt vời.

Xem đáp án và giải thích
Tìm nồng độ pH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trộn 500ml dung dịch BaCl2 0,09M với 500ml dung dịch H2SO4 0,1M. pH của dung dịch sau phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 0,1

  • Câu C. 1,2

  • Câu D. 1,5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…