Đem thủy phân 1 kg khoai chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng là 75%, thì khối lượng glucozo thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Ta có: m(tinh bột) = (1000.20)/100 = 200(gam)
(C6H10O5)n + nH2O -H+→ nC6H12O6
⇒ m = 200.(180n/162n). (75/100) = 166,67(gam)
Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là
Giải
Ta có Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,03 mol
X gồm Mg (a), Fe (b) và FeCO3 (0,03)
mX = 24a + 56b + 0,03.116 = 4,4
3,8 gam rắn gồm MgO, Fe2O3 nên ta có:
mrắn = 40a + 160(b + 0,03)/2 = 3,8
→ a = 0,015; b = 0,01
→ Mg (8,18%); Fe (12,73%) và FeCO3 (79,09%)
nKOH = 0,16. Nếu KOH hết thì nKNO2 = 0,16 mol
→ mKNO2 = 13,6g > 13,165g: Vô lý, suy ra KOH còn dư.
→ Chất rắn gồm KNO2 (x) và KOH dư (y)
→ 85x + 56y = 13,165 và x + y = 0,16 => x = 0,145; y = 0,015
Ta có: 2x + 3(y + 0,03) = 0,15 > x = 0,145 mol nên Y chứa Fe2+ => HNO3 hết
Y chứa Mg2+ (0,015 mol), Fe2+, Fe3+ (tổng 0,04 mol) và NO3- (0,145 mol)
nHNO3 = (20.56,7%)/63 = 0,18 mol
→ nH2O= 0,09 mol
Bảo toàn khối lượng → mZ = 2,53g
→ mddY = mX + mddHNO3 - mZ = 21,87g
→ C%Mg(NO3)2 = 10,15%
Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lit dung dịch Cu(NO3)2 0,2M. Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lit dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là
Câu A. V1 = 5V2.
Câu B. V1 = 2V2.
Câu C. V1 = 10V2.
Câu D. 10V1 = V2.
X là một α amino axit có công thức tổng quát dạng H2N – R – COOH. Cho 8,9g X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng với hết với các chất trong dd Y cần dùng 300ml dd NaOH 1M. Công thức cấu tạo đúng của X là?
Gọi x là số mol X phản ứng
Để phản ứng với x mol NH3Cl-R-COOH và (0,2-x) mol HCl cần 0,3 mol NaOH
⇒ 2x + 0,2 – x = 0,3 ⇒ x=0,1
→ Đáp án C
=> MX = 8,9/0,1 = 89 => CH3CH(NH2)COOH (Do X là α amino axit)
Hãy đưa ra các bằng chứng thực nghiệm (viết phương trình hóa học của phản ứng) để chứng tỏ rằng:
a) Phenol là axit mạnh hơn etanol. Giải thích.
b) Phản ứng thế ở vòng benzen của phenol dễ hơn của nitrobenzen. Giải thích.
a) Phenol có tính axit mạnh hơn vì phenol phản ứng với dung dịch NaOH, etanol không phản ứng với dung dịch NaOH.
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Vòng benzen hút electron làm mật độ electron trên nguyên tử O giảm ⇒ liên kết –O-H phân cực mạnh ⇒ Phenol có tính axit tuy yếu. Trong khi đó nhóm -C2H5 của ancol etylic đẩy electron làm mật độ electron trên nguyên tử O tăng⇒ liên kết –O-H ít phân cực hơn.
b) Nhóm –OH đẩy electron vào vòng benzen nhờ hiệu ứng liên hợp p-π (electron trên phân lớp p của nguyên tử O và liên kết π của vòng benzen) làm cho vị trí 2,4,6 (ortho, para) giàu electron, phản ứng thế ưu tiên tại các vị trí này. Trong khi đó nhóm -NO2 trong phân tử nitrobenzen hút electron làm cho vị trí 2. 4, 6 không còn giàu electron như trường hợp phenol.
a) Tecpen là gì?
b)Tecpen có ở những nguồn thiên nhiên nào?
a) Tecpen là tên gọi của nhóm hidrocacbon không no có công thức chung là (C5H8)n
b) Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUBXoilac Tv