Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.
Sắp xếp các chất theo độ tăng dần tính bazo:
O2N-C5H4-NH2 < C6H5NH2 < CH3-C6H4-NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH
Giải thích:
Vòng benzene có tính hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3
Gốc metyl (-CH3) có tính đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm -CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3.
Trong các amin thơm: Nhóm nitro (-NO2) có liên kết kép là nhóm thế loại 2 có tính hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazo yếu nhất.
Sắp xếp chất sau theo chiều tăng của tính bazo từ trái qua phải.
(I). CH3-C6H4-NH2 (II). O2N-C6H4NH2
(III). Cl-C6H4-NH2 (IV). C6H5NH2
Trật tự sắp xếp là: II < III < IV < I
Các nhóm hút electron làm giảm tính bazo của anilin. Nhóm -NO2 hút electron mạnh hơn clo rất nhiều. Các nhóm đẩy electron (-CH3) làm tăng tính bazo của anilin.
Cho các chất sau:
(1) . Amoniac (2). Anilin
(3). p – Nitroanilin (4). Metylanilin
Hãy sắp xếp theo khả năng tăng dần tính bazo của các chất đã cho trên?
Vòng benzene hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3
Gốc metyl –CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm –CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3
Trong các amin thơm, nhóm nitro -NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của NH2 , do đó p –nitroanilin có tính bazo yếu nhất
Sắp xếp: 3 < 2 < 4 < 1 < 5
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau.
a) Viết công thức cấu tạo của A, B, C, D, E (dạng đối xứng).
b) Viết phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi trên
a) (A): C2H5OOC-CH2-CH(NH2)-CH2COOC2H5
(B): NaOOC-CH2-CH(NH2)-CH2COONa;
(C):CH3-CH2OH
Viết phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển đổi sau:
Nhận biết ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn.
Stiren làm mất màu nước brom
C6H–CH=CH2 + Br2 → C6H5–CHBr–CH2Br
- Anilin tạo kết tủa trắng:
- Benzen không có hiện tượng gì.
Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch glucozo, glixerol, atanol, và lòng trắng trứng.
Chọn Cu(OH)2
Glucozo | Glixerol | Etanol | Lòng trắng trứng | |
Cu(OH)2 lắc nhẹ | Dd trong xuốt màu xanh lam | Không phản ứng (nhận ra etanol) | Màu tím (nhận ra lòng trắng trứng) | |
Cu(OH)2, to | Tủa đỏ gạch | Không đổi màu |
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:
a/ CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa.
b/ C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.
a) Dùng quì tím: hai dung dịch làm quì tím hóa xanh là CH3CH2NH2 và CH3COONa, còn H2N-CH-COOH không làm quì tím đổi màu. Axit hóa hai dung dịch làm quì chuyển màu xanh, dung dịch cho khí có mùi dấm thoát ra là CH3COONa. Hay cho hai dung dịch tác dụng với KNO2 và HCl thì amin sẽ cho khí thoát ra: CH3COONa + H2SO4 → CH3COOH + NaHSO4
CH3CH2NH2 + KNO2 + HCl → CH3-CH2-OH + N2 + H2O + KCl
b) Cho vài giọt chất vào các ống nghiệm chứa nước Br2, chất nào tạo ra kết tủa trăng là C6H5NH2, chất nào làm nhạt màu dung dịch là CH3-CHO/ hai dung dịch còn lại tác dụng với Cu(OH)2/OH-, chất hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là CH2OH-CHOH-CH2OH, còn lại là: H2N-CH-COOH
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt từng chất trong nhóm sau: CH3NH2; NH2-CH2-COOH; CH3COONa
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
- Nhúng quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là: NH2-CH2-COOH
- Hai mẫu thử còn lại làm quỳ tím hóa xanh là: CH3NH2, CH3COONa.
Dùng đũa thủy tinh nhúng vào dung dịch hai chất này rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm chứa HCl đặc, mẫu nào có hiện tượng khói trắng là: CH3NH2, còn lại là CH3COONa.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB