Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:  a/   CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa. b/    C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm dung dịch sau:

 a/   CH3CH2 NH2 ; NH2-CH2-COOH; CH3COONa.

b/    C6H5NH2; NH2-CH2-COOH; CH2OH-CHOH-CH2OH; CH3-CHO.


Đáp án:

a) Dùng quì tím: hai dung dịch làm quì tím hóa xanh là CH3CH2NH2 và CH3COONa, còn H2N-CH-COOH không làm quì tím đổi màu. Axit hóa hai dung dịch làm quì chuyển màu xanh, dung dịch cho khí có mùi dấm thoát ra là CH3COONa. Hay cho hai dung dịch tác dụng với KNO2 và HCl thì amin sẽ cho khí thoát ra: CH3COONa + H2SO4 → CH3COOH + NaHSO4

    CH3CH2NH2 + KNO2 + HCl → CH3-CH2-OH + N2 + H2O + KCl

    b) Cho vài giọt chất vào các ống nghiệm chứa nước Br2, chất nào tạo ra kết tủa trăng là C6H5NH2, chất nào làm nhạt màu dung dịch là CH3-CHO/ hai dung dịch còn lại tác dụng với Cu(OH)2/OH-, chất hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là CH2OH-CHOH-CH2OH, còn lại là: H2N-CH-COOH

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1. a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh. b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi: - Thay đổi vị trí nhóm amino. - Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 0,01 mol α-amino axit A tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 g muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.

a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh.

b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi:

- Thay đổi vị trí nhóm amino.

- Thay đổi vị trí gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α.


Đáp án:

nHCl = 0,08 . 0,125 = 0,01 (mol)

nHCl = nA ⇒ A chỉ có 1 nhóm NH2

MA = 1,815/0,01 - 36,5 = 145 g/mol

nA : nNaOH = 1 : 1 ⇒ A chỉ có 1 nhóm COOH

Gọi công thức của A là H2N-R-COOH

⇒ mR = 145 -45 -16 = 84 (gam)

Biện luận suy ra R là gốc C6H12 Vì A không phân nhánh nên CTCT của A là:

a) CTCT của A là

b)∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi vị trí amino là:

∗ CTCT các đồng phân có thể có của A khi thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn giữ ở vị trí α là:

 

Xem đáp án và giải thích
Bài toán công thức của amin dựa vào phản ứng đốt cháy
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt hết 2 amin đơn no bậc 1 đồng đẳng kế tiếp thu được nCO2 : nH2O = 1 : 2. CTPT của 2 amin là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3NH2, C2H5NH2

  • Câu B. C2H5NH2, C3H7NH2

  • Câu C. C4H9NH2, C5H11NH2

  • Câu D. C2H7NH2, C4H9NH2

Xem đáp án và giải thích
Bảng dưới đây cho biết một số đặc tính hoá lí của 3 loại khí hoá lỏng thương phẩm (chứa trong các bình GAS)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng dưới đây cho biết một số đặc tính hoá lí của 3 loại khí hoá lỏng thương phẩm (chứa trong các bình GAS)


Đáp án:

a) Nhận thấy: Thành phần chính của 3 loại gas là propan và butan.

Propan có khối lượng riêng và nhiệt độ sôi đều nhỏ hơn butan nên propagas có khối lượng riêng nhỏ hơn nhưng áp suất hơi lớn hơn butagas. Còn gas hỗn hợp propa – butan gas có khối lượng riêng và áp suất hơi nằm trong khoảng giữa của 2 loại gas đó.

b) 1kg propagas có:

17g C2H6; 968g C3H8; 1,5g C4H10

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt là: 17/30.1560 +  968/44.2219  +  15/58.2877 = 50446,05KJ

Làm tương tự ta được:

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 1kg butagas là: 49605,78 kJ

Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 1kg propa- butagas là: 50025,14 kJ

c) Người ta dùng axetilen làm nhiên liệu trong đèn xì mà không dùng etan, etilen hoặc metan vì quá trình sản xuất axetilen từ CaC2 dễ dàng và tiện lợi hơn và axetilen cháy tỏa nhiều nhiệt.

Xem đáp án và giải thích
Không được dùng thêm một hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây. KHCO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2 , Na2CO3, Ba(HCO3)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Không được dùng thêm một hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây. KHCO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2 , Na2CO3, Ba(HCO3)2.


Đáp án:

KHCO3 NaHSO4 Mg(HCO3)2 Na2CO3 Ba(HCO3)2
KHCO3 x Khí không màu x x x
NaHSO4 Khí không màu x Khí không màu Khí không màu Khí không màu
Mg(HCO3)2 x Khí không màu x x kết tủa trắng
Na2CO3 x Khí không màu x x kết tủa trắng
Ba(HCO3)2 x Khí không màu kết tủa trắng kết tủa trắng x

Trộn lần lượt các hoá chất theo cặp, lập bảng như hình. Suy ra:

KHCO3 1 lần tạo khí không màu.

NaHSO4 4 lần tạo khí không màu.

Na2CO3 1 lần tạo khí không màu, 2 lần tạo kết tủa trắng.

Còn lại 1 lần khí và 1 lần kết tủa trắng.

Cô cạn hai dung dịch còn lại rồi nung hoàn toàn. Hai chất rắn sau phản ứng cho vào dd Na2CO3. CaO tan tạo kết tủa, chất ban đầu là Ca(HCO3)2. Còn lại là Mg(HCO3)2.

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH

Xem đáp án và giải thích
Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính hiệu suất của phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính hiệu suất của phản ứng


Đáp án:

a. Phương trình hóa học: 2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2

b. nKClO3 = 0,04 mol

2KClO--t0-->  2KCl + 3O2

1           →       1 mol

0,04        →   0,04 (mol)

Khối lượng KCl thu được theo lý thuyết là:

mlt = mKCl= nKCl.MKCl = 0,04.74,5 = 2,98 gam

Hiệu suất của phản ứng là: H = mtt/mlt . 100% = 83,9%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…