Tỉ lệ mol giữa Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chia dung dịch hỗn hợp X gồm Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3 thành hai phần bằng nhau. Phần một hòa tan vừa đúng 2,56 gam bột Cu. Phần hai tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được 50,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ mol giữa Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3 trong dung dịch hỗn hợp X là

Đáp án:
  • Câu A. 1:1

  • Câu B. 1:2 Đáp án đúng

  • Câu C. 1:3

  • Câu D. 1:4

Giải thích:

Chọn B. - Gọi x là số mol của Al2(SO4)3 => nAl3+ = 2x (mol) - Phần 1: hòa tan vừa đúng với 0,04 mol Cu => nCu = nFe2(SO4)3 = 0,04 mol - Phần 2: tác dụng với 0,2 mol dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa gồm:  Fe(OH)3: Nhận thấy 3nFe3+ < nOH- => nFe(OH)3 = 0,08 mol => mFe(OH)3 = 8,56 g.  BaSO4: Nếu nBaSO4 = nBa2+ = 0,2 mol => mBaSO4 + mFe(OH)3 > 50,5 g. => nSO4(2-) = 3[nAl2(SO4)3 + nFe2(SO4)3] = 3x + 0,12 => mBaSO4 = 699x + 27,96 g.  Al(OH)3: xét trường hợp tạo kết tủa của Al(OH)3 với nOH- còn lại = 0,16 mol. - TH1: Al(OH)3 kết tủa không bị hòa tan. + khi đó: 3nAl3+ = 6x ≥ nOH- = 0,16 => x > 0,0267 mà nSO4(2-) = 3x + 0,12 < 0,2 => x < 0,0267 (vô lí). - TH2: Al(OH)3 bị hòa tan 1 phần. + khi đó: nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH- = 8x - 0,16 => mAl(OH)3 = 624x - 12,48 g. mà mFe(OH)3 + mBaSO4 + mAl(OH)3 = 50,85 => x = 0,02 mol => nAl2(SO4)3/nFe2(SO4)3 =1/2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 19, 8. Công thức và liên kết trong hợp chất tạo thành từ Y và Z là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 19, 8. Công thức và liên kết trong hợp chất tạo thành từ Y và Z là liên kết gì?


Đáp án:

Cấu hình e Y: 1s22s22p63s23p64s1; Z: 1s22s22p5 ⇒ Y2Z và liên kết ion

Xem đáp án và giải thích
Ngâm 9 g hợp kim Cu - Zn trong dung dịch axit HCl dư thu được 896 ml khí H2 (đktc). Hằy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm 9 g hợp kim Cu - Zn trong dung dịch axit HCl dư thu được 896 ml khí H2 (đktc). Hằy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim.



Đáp án:

Zn + 2H+ → Zn2+ + H2

nZn=n H2=



Xem đáp án và giải thích
Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông). a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3 b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4 c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2 Viết các phương trình hóa học nếu có.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).

a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4

c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2

Viết các phương trình hóa học nếu có.


Đáp án:

- Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt được hai muối ở phần a) và b).

a) K2SO4 và Fe2(SO4)3

K2SO4 + NaOH → không phản ứng

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3↓ nâu đỏ

b) Na2SO4 và CuSO4

Na2SO4 + NaOH → không phản ứng

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓ xanh

c) Cả NaCl và BaCl2 đều không phản ứng với NaOH nên dùng NaOH không thể phân biệt được hai dung dịch này.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo khí nitơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (1) Cu(NO3)2 (t0)→ (2) H2NCH2COOH + HNO2 → (3) NH3 + CuO (t0)→ (4) NH4NO2 (t0)→ (5) C6H5NH2 + HNO2 [HCl (0−50)]→ (6) (NH4)2CO3 (t0)→ Các phản ứng thu được N2 là:

Đáp án:
  • Câu A. 4, 5, 6

  • Câu B. 2, 3, 4

  • Câu C. 1, 2, 3

  • Câu D. 3, 4, 5

Xem đáp án và giải thích
Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?


Đáp án:

nFe = nS = 0,1 mol dư

Nung hỗn hơp Fe, S thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm FeS, Fe dư, S dư

Y + HCl => Khí Z là H2S, H2; Chất rắn G là S.

Xét cả quá trình:

Fe → Fe2+ +2e

O2 +4e → O2-

S → S+ 4 + 4e

Bảo toàn electron: 4nO2 = 2nFe + 4nS

=> nO2 = 0,15 => V = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…