Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.



Đáp án:

Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào 2 dung dịch, sau đó lọc bỏ kết tủa và cho dung dịch HCl vào dung dịch nước lọc. Dung dịch nào có khí bay ra thì dung dịch ban đầu là NaHCO3 và Na2CO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

HCl + 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑+ H2O



Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố selen (Z = 34), kripton (Z = 36) và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố selen (Z = 34), kripton (Z = 36) và xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.


Đáp án:

Cấu hình electron của selen (Z = 34) là:

Se (Z = 34): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p4 Se thuộc ô số 34 nhóm VIA, chu kì 4.

Cấu hình eleetron của kripton (Z = 36) là:

Kr (Z = 36): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 Kr thuộc ô số 36 nhóm VIIIA, chu kì 4.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy. a) Tính thể tích oxi(đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên. b) Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy.

   a) Tính thể tích oxi(đktc) cần thiết để đốt cháy 1kg than trên.

   b) Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng.


Đáp án:

mC = (1000.95)/100 = 950g => nC = 79,17 mol

C  +   O2     --> CO2

79,17   ?             ?

=> nO2 = (79,17.1)/1 = 79,17 mol

   a) VO2 = nO2.22,4 = 79,17.22,4 = 1773,4(l)

   b) nCO2 = nO2 = 79,17(mol) → VCO2 = VO2 = 1773,4(l)

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Tìm m?


Đáp án:

nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol

- Do ne cho > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+

- Các phản ứng xảy ra là:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

0,1 ← 0,4 →        0,1

Fe (dư) + 2Fe3+ → 3Fe2+

0,02 →     0,04

Cu + 2Fe3+(dư) → Cu2+ + 2Fe2+

0,03 ← 0,06

→ mCu = 0,03. 64 = 1,92 gam

Xem đáp án và giải thích
Đồng phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hai hợp chất hữu cơ nào sau đây là đồng phân của nhau?

Đáp án:
  • Câu A. amilozơ và amilopectin.

  • Câu B. anilin và alanin.

  • Câu C. vinyl axetat và metyl acrylat.

  • Câu D. etyl aminoaxetat và α-aminopropionic.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của kim loại :


Đáp án:
  • Câu A. Tác dụng với dung dịch muối

  • Câu B. Tác dụng với bazo

  • Câu C. Tác dụng với phi kim

  • Câu D. Tác dụng với axit

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…