Kim loại tác dung với H2SO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là

Đáp án:
  • Câu A. 50,91% Đáp án đúng

  • Câu B. 76,36%

  • Câu C. 25,45%

  • Câu D. 12,73%

Giải thích:

nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol) => mhh= mFe + mAl Bảo toàn electron: 2nFe + 3nAl =2nH2 => 56nFe + 27nAl = 5,5 ; 2nFe + 3nAl = 2.0,2 => nFe = 0,05 ; nAl = 0,1 => %mFe = 0,05.56/5,5.100% = 50,91%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.


Đáp án:

                                    NaNO2            ---> Na+           +           NO2-

                                           1                          1                              1

                                   NO2-                +          H2O                <--> HNO2        +          OH-

Trước pu:                       1

Phản ứng:                      x                                                                    x                             x

Sau pu:                       1 - x                                                                  x                             x

Ta có: Kb = (x.x)/(1-x) = 2,5.10-11

Vì x << 1 ⇒ (1 – x) ≈ 1

⇒ x.x = 2,5.10-11 = 25.10-12 ⇒ x = 5.10-6

Ta có: [OH-][H+] = 10-14

=> [H+] = 2.10-9  mol/lít

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Oleum là gì? a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A. b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Oleum là gì?

a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A.

b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?


Đáp án:

Oleum là dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3 

H2SO4+ nSO3 → H2SO4.nSO3

a) Xác định công thức oleum.

H2SO4     +    2KOH       ---> K2SO4   + 2H2O (1)

0,04                 0,08

Ta có: nKOH= 0,8.0,1 = 0,08 (mol)

Khi hòa tan oleum vào nước có quá trình:

H2SO4. nSO3 + nH2O → (n + 1) H2SO4 (2)

Từ (2) và đề bài, ta có: (98 + 80n)/3,38 = (n+1)/0,04

Giải ra được n = 3. Vậy công thức phân tử oleum là: H2SO4. 3SO3.

b) Gọi a là số mol oleum H2SO4. 3SO3

Moleum = 98 + 240 = 338 u => moleum = 338a

Khi hòa tan oleum vào nước có phản ứng sau:

H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4

    1                                     4

    a                                     4a

Khối lượng H2SO4 khi hòa tan a mol oleum: 98.4a = 392a

392a/(338a + 200) = 10/100 => a = 0,0558 mol

Vậy moleum phải dùng = 338.0,0558 = 18,86 (gam)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dung dịch này để được dung dịch có pH = 1 ? Biết rằng sự biến đổi thể tích khi pha trộn là không đáng kể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dung dịch này để được dung dịch có pH = 1 ? Biết rằng sự biến đổi thể tích khi pha trộn là không đáng kể.


Đáp án:

Để có pH = 1 thì nồng độ HCl phải bằng 1.10-1 mol/l. Vậy phải pha loãng 4 lần dung dịch HCl 0,4M, nghĩa là pha thêm 750 ml nước.


Xem đáp án và giải thích
Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hoá trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối nồng độ 18,9%. Xác định công thức của oxit.
- Tự luận
Câu hỏi:

Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hoá trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối nồng độ 18,9%. Xác định công thức của oxit.


Đáp án:

mmuoi = 75,6(g) → mNa2O = 75,6 - 38,4 = 37,2(g)

nNa2O = 37,2/62 = 0,6 (mol)

nXO2 = nNa2O = 0,6 mol

→ MXO2 = 38,4/0,6 = 64(gam/mol)

→ X = 32

=> Công thức oxit là SO2.

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và nêu một số biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và nêu một số biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.


Đáp án:

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại :

a) Thành phần các chất trong môi trường (đất, nước, không khí).

b) Thành phần kim loại tạo nên đồ vật.

- Biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

1. Cách li kim loại với môi trường.

Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ lên bề mặt những đồ vật bằng kim loại. Những chất phủ ngoài thường dùng là :

a) Các loại sơn chống gỉ, vecni, dầu mỡ, men, hợp chất polime

b) Một số kim loại như crom, niken, đồng, kẽm, thiếc.

2. Dùng hợp kim chống gỉ.

Thí dụ, hợp kim Fe-Cr-Ni, inox.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…