Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời – là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:
Ca(HCO3)2 =>CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 =>MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.
Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong X
Quy đổi X thành Fe (a mol), Cu (b mol) và O (c mol)
mX = 56a + 64b + 16c = 2,44 g
Bảo toàn electron: 3a + 2b = 2c + 0,0225.2
mmuối = 400. a/2 + 160b = 6,6 g
→ a = 0,025; b = 0,01; c = 0,025
→ mCu = 0,64 mol → %mCu = 26,23%
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
Gọi hóa trị của M là n
Gọi nMg = x mol ⇒ nFe = 3.x mol
Số mol H2 là: nH2 = 0,4 (mol)
Số mol Cl2 là: nCl2 = 0,55 mol
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
Giải hệ pt ⇒ x = 0,1 mol ⇒ n = 2 ⇒ M = 24
Vậy M là Mg
nMg = 0,1 mol ⇒ nFe = 0,3 mol
Thành phần % theo khối lượng
Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào
Dung dịch NH3
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
Có 4 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, CuSO4, HCl, NaOH.
a. Trình bày cách nhận biết từng chất trong mỗi lọ trên, với điều kiện không dùng thêm thuốc thử nào khác.
b. Hãy tự chọn một thuốc thử để sự nhận biết các chất trở nên đơn giản hơn Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
a) Nhận ra dung dịch CuSO4 do có màu xanh.
- Nhỏ dd CuSO4 vào 3 mẫu thử còn lại
- Nhận ra NaOH vì tạo kết tủa Cu(OH)2 với CuSO4
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
- Lấy kết tủa cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra HCl do HCl hòa tan kết tủa
2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
- Còn lại là NaCl
b) Thuốc thử lựa chọn: quỳ tím.
HCl làm quỳ tím hóa đỏ.
NaOH làm quỳ tím hóa xanh.
Lấy NaOH cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CuSO4 do tạo kết tủa Cu(OH)2.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Chất còn lại là NaCl
Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.
nHNO3 = 1,5. 1,00 = 1,50 (mol)
nNO = 0,3(mol)
PTHH: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (2)
Theo pt(1) nCu = 3/2nNO = 0,45 mol
Gọi nCuO = x mol
Ta có: mhỗn hợp = mCu + mCuO = 0,45. 64 + 80x = 30,00
⇒ x = 0,015 ⇒ nCuO = 0,015 mol ⇒ mCuO = 0,015. 80 = 1,2 g
(Hoặc mCuO = 30 - 0,45. 64 = 1,2g)
Theo pt(1) nCu(NO3)2 = nCu = 0,45 mol
Theo pt(2) nCu(NO3)2 = nCuO = 0,015 mol
⇒ Tổng nCu(NO3)2 = 0,45 + 0,015 = 0,465(mol)
CMCu(NO3)2 = 0,465/1,5 = 0,31 M
Theo pt (1) nHNO3 = 4. nNO = 4. 0,3 = 1,2 mol
Theo pt (2) nHNO3 = 2. nCuO= 2. 0,015 = 0,03 mol
nHNO3 (dư)= 1,5 - 1,2 – 0,03 = 0,27(mol)
CM HNO3 = 0,27/1,5 = 0,18 M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet