Tìm khối lượng hỗn hợp X
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là


Đáp án:
  • Câu A.

    1,44.

    Đáp án đúng

  • Câu B.

    1,62.

  • Câu C.

    3,60.

  • Câu D.

    1,80.

Giải thích:

Giải

nCO2 = 0,06 mol ; nO2 = 0,09 mol ; nCO2 = 0,11 mol

-COOH + NaHCO3 --> -COONa + CO2 + H2O

-> nCO2 = n-COOH = 0,06 mol

nO(X) = 2nO2 = 0,12 mol

X + O2 ---> CO2 + H2O

nO(X) + nO(O2) = nO(CO2) + nO(H2O) 

=> nO(H2O) = 0,08

=> mH2O = 18.0,08 = 1,44g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là gì?


Đáp án:

Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là  tính oxi hóa mạnh.

Xem đáp án và giải thích
So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của các chất sau : propan-1-ol, etanol, butan-1-ol và đimetyl ete.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của các chất sau : propan-1-ol, etanol, butan-1-ol và đimetyl ete.



Đáp án:

Dùng liên kết hiđro giải thích

Độ tan giảm dần theo dãy : etanol, propan-1-ol, butan-1-ol, đimetyl ete

Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy : ddimetyl ete, etanol, propan-1-ol, butan-1-ol.




Xem đáp án và giải thích
Thực hành Tính axit-bazơ - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành Tính axit-bazơ - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch


Đáp án:

Thí nghiệm 1 : Tính axit – bazo

- Tiến hành TN:

    + Đặt 4 mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ.

    + Lần lượt nhỏ lên các mẩu giấy đó 1 giọt dd HCl 0,1M, 1 giọt dd NH4Cl, 1 giọt dd CH3COONa, 1 giọt dd NaOH.

- Hiện tượng :

    + HCl làm mẩu giấy pH chuyển màu cam ⇒ HCl có tính axit mạnh

    + NH4Cl làm mẩu giấy pH chuyển màu vàng nhạt ⇒ NH4Cl có tính axit yếu

    + CH3COONa làm mẩu giấy pH chuyển màu xanh nhạt ⇒ CH3COONa có tính bazo yếu

    + NaOH làm mẩu giấy pH chuyển màu xanh dương ⇒ NaOH có tính bazo mạnh

(Lưu ý : màu sắc chỉ mang tính chất tương đối, cần quan sát kĩ thí nghiệm làm thực tế.)

- Giải thích : Tùy vào nồng độ axit, bazo mà làm giấy pH chuyển màu khác nhau.

Thí nghiệm 2 : Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Thí nghiệm a:

- Tiến hành TN : Cho 2ml dd Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2ml dd CaCl2 đặc.

- Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng

- Giải thích : 2 dd đã phản ứng với nhau tạo ra chất kết tủa là CaCO3

PTHH : CaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + CaCO3 ( Ca2+ + CO32- → CaCO3)

Thí nghiệm b:

- Tiến hành TN: Hòa tan kết tủa CaCO3 ở thí nghiệm a bằng dd HCl loãng.

- Hiện tượng: Xuất hiện bọt khí thoát ra

- Giải thích: HCl đã hòa tan kết tủa CaCO3 và sinh ra khí CO2.

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

(CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O)

Thí nghiệm c:

- Tiến hành TN:

    + Cho vào 2 ống nghiệm khoảng 2ml dd NaOH

    + Nhỏ vào đó vài giọt dd phenolphtalein

    + Nhỏ từ từ dd HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho tới khi mất màu

- Hiện tượng: Lúc đầu ống nghiệm chỉ có dd NaOH ⇒ phenolphtalein chuyển màu hồng. Sau khi nhỏ từ từ dd HCl vào màu hồng nhạt dần tới khi dư dd HCl màu hồng biến mất.

- Giải thích: dd NaOH có tính bazo làm phenolphtalenin chuyển màu hồng. Khi thêm HCl nồng độ dd NaOH giảm dần (do NaOH tác dụng với HCl) tới khi HCl dư, dung dịch có tính axit nên màu hồng biến mất.

HCl + NaOH → NaCl + H2O (H+ + OH- → H2O)

Thí nghiệm d:

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm 2ml dd ZnSO4, thêm tiếp vào đó 4ml dd NaOH để đảm bảo phản ứng vừa đủ tạo kết tủa, ta thu được kết tủa Zn(OH)2. Thêm tiếp NaOH từ từ cho tới dư. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Lúc đầu phản ứng tạo kết tủa trắng. Khi cho thêm NaOH tới dư, kết tủa tan dần tạo dung dịch trong suốt

- Giải thích:

    + dd ZnSO4 và dd NaOH đã phản ứng với nhau tạo ra kết tủa là Zn(OH)2

    + Zn(OH)2 thể hiện tính lưỡng tính nên tan được trong dd NaOH

PTHH : ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2 + Na2SO4

(Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2)

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

(Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O)

Xem đáp án và giải thích
Điền tên hạt nào tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây (chép vào ở bài tập):
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điền tên hạt nào tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây (chép vào ở bài tập):

   a) ... và ... có điện tích như nhau, chỉ khác dấu.

   b) …. và …. có cùng khối lượng, còn …. có khối lượng rất bé, không đáng kể.

   c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số …. trong hạt nhân.

   d) Trong nguyên tử ... luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp.


Đáp án:

   a) proton; electron.

   b) proton; nơtron; electron.

   c) proton.

   d) các electron.

 

Xem đáp án và giải thích
Biến đổi hóa học nào là do Al(OH)3 có tính axit?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Biến đổi hóa học nào là do Al(OH)3 có tính axit?


Đáp án:
  • Câu A. Al(OH)3 (r) → Al3+(dd)

  • Câu B. Al(OH)3 (r) → Al2O3(r)

  • Câu C. Al(OH)3 (r) → [AL(OH)4]- (dd)

  • Câu D. Al(OH)3 (r) → Al2O3(r)→ Al(r)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…