Cho 1 gam một hỗn hợp gồm Mg và một kim loại kiềm thổ R vào H2SO4 loãng thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Tìm R
Đặt hai kim loại Mg và R tương ứng với 1 kim loại là .
Ta có: M (0,05) + H2SO4 → MSO4 + H2 (0,05 mol)
→ M = 1: 0,05 = 20.
Mà MR < M < MMg → R là Be thỏa mãn.
Hãy tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây :
a) .............. tác dung với ........... tao oxit.... tác dung với clo cho muối.....
b) Kim loai ........ hiđro trong dãy hoat đông hoá hoc phản ứng với dung dich axit giải phóng...........
c) Kim loai ............ trong dãy hoat đông hoá hoc có thể đẩy đứng sau khỏi...... của kim loai...................
a) Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit, kim loại tác dụng với clo cho muối clorua.
b) Kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch axit giải phóng hiđro.
c) Kim loại đứng trước trong dãy hoạt động hoá học có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của kim loại đứng sau.
Bằng phản ứng hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:
a) Etan; etilen và axetilen
b) Butađien và but -1-in
c) But -1-in But -2-in
a) Phân biệt: CH3-CH3; CH2=CH2; CH≡CH
+ Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được C2H2 vì tạo ra kết tủa vàng nhạt.
CH≡CH + 2[Ag(NO3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O
+ Dùng dung dịch Br2 nhận biết được C2H4 vì nó làm mất màu dung dịch Br2:
CH2=CH2 + Br2→CH2 Br-CH2 Br
Mẫu còn lại là C2H6.
Tương tự: b) và c) Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được but-1-in.
Lưu ý: Dùng AgNO3/NH3 có thể nhận biết được các ankin có liên kết 3 đầu mạch.
a. Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozo với amilozo và amilopectin
b. Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô
a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, còn tinh bột là hỗn hợp của hai polisacarit : amilozo không phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo, mỗi vòng xoắn gồm 8 mắt xích α-glucozo và amilopectin có cấu tạo phân nhánh
b. Sợi bông chủ yếu gồm xenlulozo, có tính chất mềm mại bền chắc hơn sợi mì, miến, bún khô(tinh bột) vì cấu tạo hóa học của chúng khác nhau
Cho 6,4 gam Cu vào bình chứa 500 ml dung dịch HCl 1M, sau đó cho tiếp 17 gam NaNO3 thấy thoát ra V lít khí NO ở (đktc). Tính V
Câu A. 1,12lít
Câu B. 11,2lít
Câu C. 22,4 lít
Câu D. 1,49 lít.
Có 4 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, CuSO4, HCl, NaOH.
a. Trình bày cách nhận biết từng chất trong mỗi lọ trên, với điều kiện không dùng thêm thuốc thử nào khác.
b. Hãy tự chọn một thuốc thử để sự nhận biết các chất trở nên đơn giản hơn Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
a) Nhận ra dung dịch CuSO4 do có màu xanh.
- Nhỏ dd CuSO4 vào 3 mẫu thử còn lại
- Nhận ra NaOH vì tạo kết tủa Cu(OH)2 với CuSO4
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
- Lấy kết tủa cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra HCl do HCl hòa tan kết tủa
2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
- Còn lại là NaCl
b) Thuốc thử lựa chọn: quỳ tím.
HCl làm quỳ tím hóa đỏ.
NaOH làm quỳ tím hóa xanh.
Lấy NaOH cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CuSO4 do tạo kết tủa Cu(OH)2.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Chất còn lại là NaCl
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet