Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Yêu cầu như bài 4.4. a) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử natri. b) Nguyên tử cacbon (xem sơ đồ trong bài tập 5, bài 4 – SGK) có số lớp electron như nguyên tử nào. c) Nguyên tử nào có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon.


Đáp án:

  a) Nguyên tử kali có số electron ngoài cùng như nguyên tử natri. (1 e lớp ngoài cùng)

   b) Nguyên tử cacbon có số lớp electron như nguyên tử nitơ và nguyên tử neon. (2 lớp e)

   c) Nguyên tử sillic có số electron có số electron lớp ngoài cùng như nguyên tử cacbon. (4 e lớp ngoài cùng)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tỉ lệ mol giữa Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chia dung dịch hỗn hợp X gồm Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3 thành hai phần bằng nhau. Phần một hòa tan vừa đúng 2,56 gam bột Cu. Phần hai tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được 50,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ mol giữa Al2(SO4)3 và Fe2(SO4)3 trong dung dịch hỗn hợp X là

Đáp án:
  • Câu A. 1:1

  • Câu B. 1:2

  • Câu C. 1:3

  • Câu D. 1:4

Xem đáp án và giải thích
Dãy điện hóa kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào không tan trong dung dịch FeCl3 ?

Đáp án:
  • Câu A. Cu

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Mg

  • Câu D. Ag

Xem đáp án và giải thích
Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.


Đáp án:

Hiện tượng:

Ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch màu tím.

Ống nghiệm 2: Tàn đóm đỏ bùng cháy. Hòa vào nước chất rắn còn lại một phần không tan hết.

Giải thích:

Ống 1: Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.

Ống 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu ?


Đáp án:

Phần 1:

Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng gương:

nglucozo = 1/2. nAg = 0,01 mol

Phần 2:

Thủy phân a mol tinh bột → a.n mol glucozo

Ta có: a.n + 0,01 = 1/2. nAg = 0,03 ⇒ a.n = 0,02 mol

%mglucozo = ((0,01.180) : (0,01.180 + 0,02.162)).100% = 35,71%

⇒ %mtinh bột = 100% - 35,71% = 64,29%

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân 1kg khoai (chứa 20% tinh bột) trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng 75% thì lượng glucozo thu được là:


Đáp án:
  • Câu A. 155,5g

  • Câu B. 166,6g

  • Câu C. 222,2g

  • Câu D. 255,5g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…