Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chứng minh rằng độ điện li có thể tính bằng công thức sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chứng minh rằng độ điện li có thể tính bằng công thức sau:  α = C/C0

Trong đó C0 là nồng độ mol của chất hòa tan, C là nồng độ mol của chất hòa tan phân li ra ion.


Đáp án:

Giả sử dung dịch chất điện li yếu có thể tích là V lít

Số phân tử hòa tan là n0, số phân tử phân li thành ion là n.

α = n/n0 = [n/V] : [n0/V0] = C/C0

 

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

  • Câu B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.

  • Câu C. Trong công thức của este RCOOR’, R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon.

  • Câu D. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích sự hình thành cặp electron liên kết giữa nguyên tử C và các nguyên tử H trong phân tử CH4, giữa nguyên tử O và các nguyên tử H trong phân tử H2O, giữa nguyên tử S và các nguyên tử H trong phân tử H2S.


Đáp án:

- Trong phân tử CH4, nguyên tử cacbon bỏ ra 4 electron lớp ngoài cùng tạo thành 4 cặp electron chung với 4 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử CH4 đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử cacbon có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2O, nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2O đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử oxi có 8 electron lớp ngoài cùng (giống Ne).

- Trong phân tử H2S, nguyên tử lưu huỳnh bỏ ra 2 electron lớp ngoài cùng tạo thành 2 cặp electron chung với 2 nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử trong phân tử H2S đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhât: Mỗi nguyên tử hiđro có 2 electron (giống He), còn nguyên tử lưu huỳnh có 8 electron lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Nung 1000gam loại quặng photphorit chứa Ca3(PO4)2 hàm lượng 77,5% với C và SiO2 đều lấy dư ở 1000oC. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Khối lượng P thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 1000gam loại quặng photphorit chứa Ca3(PO4)2 hàm lượng 77,5% với C và SiO2 đều lấy dư ở 1000oC. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Khối lượng P thu được bao nhiêu gam?


Đáp án:

mCa3(PO4)2 = 77,5%. 1000 = 775 gam

Ca3(PO4)2 -C, SiO2, 1000oC→ 2P

310g               →               62gam

775 gam       -H = 80%→        775. (62/310). 80% = 124 gam

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch có chứa các ion: x mol M3+, 0,2 mol Mg2+, 0,3 mol Cu2+, 0,6 mol SO42-, 0,4 mol NO3-. Cô cạn dung dịch này thu được 116,8 gam hỗn hợp các muối khan. Tìm M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch có chứa các ion: x mol M3+, 0,2 mol Mg2+, 0,3 mol Cu2+, 0,6 mol SO42-, 0,4 mol NO3-. Cô cạn dung dịch này thu được 116,8 gam hỗn hợp các muối khan. Tìm M?


Đáp án:

  Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có:

    3x + 0,2.2 + 0,3.2 = 0,6.2 + 0,4 ⇒ x = 0,2 mol

    Ta có: mmuối = mM3+ + mMg2+ + mCu2+ + mSO42- + mNO3-

    116,8 = 0,2.MM + 0,2.44 + 0,3.64 + 0,6.96 + 0,4.62

    MM = 52 ⇒ M là Cr.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…