Cho những chất sau : Na2CO3, Ca(OH)2, NaCl.
a) Từ những chất đã cho, hãy viết các phương trình hoá học điều chế NaOH.
b) Nếu những chất đã cho có khối lượng bằng nhau, ta dùng phản ứng nào để có thể điều chế được khối lượng NaOH nhiều hơn ?
a) Điều chế NaOH từ những chất đã cho :
- Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 :
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH (1)
- Điện phân dung dịch NaCl trong thùng điện phân có vách ngăn :
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
b) Dùng chất nào điều chế được khối lượng NaOH nhiều hơn ?
Đặt khối lượng của mỗi chất ban đầu là a gam.
Theo (1): 106 gam Na2CO3 tác dụng với 74 gam Ca(OH)2 sinh ra 80 gam NaOH. Nếu có a gám mỗi chất thì Na2CO3 sẽ thiếu, Ca(OH)2 sẽ dư. Như vậy, khối lượng NaOH điều chế được sẽ tính theo khối lượng Na2CO3:
106 gam Na2CO3 điều chế được 80 gam NaOH.
Vây a gam Na2CO3 điều chế được 80a/106 gam NaOH.
Theo (2) : 117 gam NaCl điều chế được 80 gam NaOH.
Vậy a gam NaCl điều chế được 80a/117 gam NaOH.
So sánh khối lượng NaOH điều chế được, ta thấy :
80a/106 > 80a/117
Kết luận : a gam Na2CO3 điều chế được khối lượng NaOH nhiều hơn so với dùng a gam NaCl.
Đốt cháy hoàn toàn 32 gam khí metan (CH4) cần V lít khí oxi (đktc), thu được khí CO2 và H2O. Giá trị của V là?
Số mol khí CH4 là: nCH4 = 2 mol
CH4 + 2O2 --t0--> CO2↑ + 2H2O
2 → 4 (mol)
Thể tích khí oxi cần dùng là: VO2 = 22,4.4 = 89,6 lít.
Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.
a) Hãy viết các phương trình hóa học.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.
nFe = 0,1 mol; nS = 0,05 mol
a) Phương trình phản ứng:
Fe + S → FeS (1)
Theo pt: nFe pư = nS = 0,05 mol ⇒ nFe dư = 0,1 – 0,05 = 0,05mol
nFeS = nS = 0,05 mol
Nên hỗn hợp chất rắn A có Fe dư và FeS
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑ (3)
b) Dựa vào phương trình phản ứng (2) và (3), ta có:
nHCl = 2.nFe + 2.nFeS = 2. 0,05 + 2. 0,05 = 0,2 mol
VHCl = 0,2 /1 = 0,2 lít.
Câu A. 6
Câu B. 7
Câu C. 5
Câu D. 4
Xét các phân tử sau đây: NaCl, MgCl2, AlCl3, HCl. Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào là liên kết cộng hóa trị và liên kết trong phân tử nào là liên kết ion.
- Liên kết phân tử NaCl, MgCl2 là liên kết ion.
- Liên kết trong phân tử AlCl3 và HCl là liên kết cộng hóa trị có cực
Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1 : 1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 24,25 gam muối của glyxin, 22,20 gam muối của alanin và 13,90 gam muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là?
Giả sử số mol của X, Y, Z lần lượt là 2x, x, x (mol)
nNaOH = nGly-Na + nAla-Na + nVal-Na = 0,25 + 0,2 + 0,1 = 0,55 mol
Lại có: nNaOH = 2nX + 3nY + 4nZ → 0,55 = 2.2x + 3x + 4x → x = 0,05 mol.
→ nE = 4x = 0,2 mol
Quy đổi hỗn hợp E thành: C2H3ON (a mol); CH2 (b mol) và H2O (c mol)
nNaOH = 0,55 mol → a = 0,55 mol.
npeptit (E) = c = 0,2 mol.
Bảo toàn C có: 2a + b = 2.nGly + 3.nAla + 5.nVal → 2.0,55 + b = 2.0,25 + 3.0,2 + 0,1.5 → b = 0,5 mol.
→ mE = 57.0,55 + 14.0,5 + 0,2.18 = 41,95 gam.
Tỉ lệ:
Đốt cháy: 41,95 gam E → mCO2 + mH2O = 97,85 gam
Đốt cháy: m gam E → mCO2 + mH2O = 39,14 gam
m = (39,14.41,95) : 97,85 = 16,78 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB