Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai?


Đáp án:

Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:

(NH2)2CO + H2O → CO+ 2NH3

NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông. Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NHsinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây: a) Qùy tím. b) Natri hiđroxit. c) Bari hiđroxit. d) Natri oxit e) Cacbon đioxit. Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.
- Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây:

a) Qùy tím.

b) Natri hiđroxit.

c) Bari hiđroxit.

d) Natri oxit

e) Cacbon đioxit.

Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.


Đáp án:

Chọn thuốc thử Ba(OH)2

Lấy mỗi dung dịch axit một ít cho vào ống nghiệm.

- Cho từng giọt dung dịch Ba(OH)2 và các ống nghiệm chứa các axit đó:

Có kết tủa trắng là ống đựng H2SO3 và H2SO4, đó là kết tủa BaSO3 và BaSO4

⇒ Nhận biết được ống chứa HCl (không có hiện tượng gì)

- Lấy dung dịch HCl vừa nhận biết được cho vào các kết tủa:

Kết tủa tan được và có khí bay ra BaSO3, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO3

Kết tủa không tan trong axit là BaSO4, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO4.

Ba(OH)2 + H2SO3 → BaSO3 ↓ + 2H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 ↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Hấp thu hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) cào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lit, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thu hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) cào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lit, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Tìm x?


Đáp án:

nCO32- ban đầu = 0,02 mol

nBaCO3 = 0,06 mol ⇒ nCO32- thêm = 0,04 mol

nCO2 = 0,1 mol > nCO32- thêm ⇒ trong Y có 2 muối HCO3- và CO32-

CO2 (0,04) + 2OH- (0,08) → CO32- (0,04 mol) + H2O

→ nCO2 tạo muối axit = 0,1 – 0,04 = 0,06

CO2 (0,06) + OH- (0,06 mol) → HCO3-

⇒ nOH- = 0,08 + 0,06 = 0,14 mol ⇒ x = 1,4

Xem đáp án và giải thích
Bari oxit do hai nguyên tố là bari và oxi tạo nên. Khi bỏ bari oxit vào nước, nó hóa hợp với nước tạo thành một chất mới gọi là bari hiđroxit. Bari hiđroxit gồm những nguyên tố nào trong phân tử của nó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bari oxit do hai nguyên tố là bari và oxi tạo nên. Khi bỏ bari oxit vào nước, nó hóa hợp với nước tạo thành một chất mới gọi là bari hiđroxit. Bari hiđroxit gồm những nguyên tố nào trong phân tử của nó?


Đáp án:

Bari oxit gồm hai nguyên tố là Ba và O.

Nước gồm hai nguyên tố là H và O.

Vậy bari hiđroxit gồm các nguyên tố Ba, O và H.

Xem đáp án và giải thích
Cho những chất sau : đồng, các hợp chất của đồng và axit sunfuric. Hãy viết những phương trình hoá học điều chế đồng(II) sunfat từ những chất đã cho, cần ghi rõ các điều kiện của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho những chất sau : đồng, các hợp chất của đồng và axit sunfuric. Hãy viết những phương trình hoá học điều chế đồng(II) sunfat từ những chất đã cho, cần ghi rõ các điều kiện của phản ứng.


Đáp án:

Có các chất: Cu ; các hợp chất của đồng là CuO, Cu(OH)2, các muối đồng là CuCO3 hoặc CuCl2, hoặc Cu(NO3)2 ; H2SO4. Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện của phản ứng.

Thí dụ :

- Cu + H2SO4 (đặc)

Cu + 2H2SO → CuSO4 + SO2 + 2H2O

- CuO + H2SO4

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

- CuCO3 + H2SO4

CuCO3 + H2SO4 → CuSO4 + H2O + CO2

- Cu(OH)2 + H2SO4

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là gì? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh những điều đã khẳng định( viết phương trình hóa học)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là gì? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh những điều đã khẳng định( viết phương trình hóa học)


Đáp án:

Hợp chất Fe(II) vừa có tính oxi hóa , vừa có tính khử

+ Tính khử :

FeCl2 + Cl2 → FeCl3

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

+ Tính oxi hóa:

Zn + FeSO4 → Fe + ZnSO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…