Người ta có ta có thể sản xuất amoniac để điều chế urê bằng cách chuyển hóa hữu cơ xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng điều chế H2 và CO2: CH4+2H2O → CO2+4H2 (1) Phản ứng thu N2 (từ không khí) và CO2: CH4+2O3→CO2+2H2O (2) Phản ứng tổng hợp NH3: N2+3H2 ⇔ 2NH3 (3) Để sản xuất khí aminiac, nếu lấy 841,7m3 không khí (chứa 21,03% O2, 78,02% N2, còn lại là khí hiếm), thì cần phải lấy bao nhiêu m3 khí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để đủ năng lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1: 3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammoniac. Giả thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có ta có thể sản xuất amoniac để điều chế urê bằng cách chuyển hóa hữu cơ xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên).

Phản ứng điều chế H2 và CO2: CH4+2H2O → CO2+4H2 (1)

Phản ứng thu N2 (từ không khí) và CO2: CH4+2O3→CO2+2H2O (2)

Phản ứng tổng hợp NH3: N2+3H2 ⇔ 2NH3 (3)

Để sản xuất khí aminiac, nếu lấy 841,7m3 không khí (chứa 21,03% O2, 78,02% N2, còn lại là khí hiếm), thì cần phải lấy bao nhiêu m3 khí metan và bao nhiêu m3 hơi nước để đủ năng lượng N2 và H2 theo tỉ lệ 1: 3 về thể tích dùng cho phản ứng tổng hợp ammoniac. Giả thiết các phản ứng (1) và (2) đều xảy ra hoàn toàn và thể tích khí thu được đo ở điều kiện tiêu chuẩn


Đáp án:

Thể tích khí O2 và N2 trong 841,7 m3 không khí:

VO2 = [841,7 . 21,03] : 100 = 177,01 m3

VH2 = [841,7 . 78,02] : 100 = 656,69 m3

Từ pt (3) ta có: VH2 = 3.VN2 = 3.656,69 = 1970,08 m3

Từ pt (1) ta có: VCH4 = 1/4 . VH2 = 1979,08/4 = 492,52 m3

VH2O = 1/2 . VH2 = 1979,08/2 = 985,04 m3

Từ pt (2): VCH4 = 1/2 . VO2 = 177,01/2 = 88,5 m3

VH2O tạo thành = VO2 = 177,01 m3

⇒ Tổng VCH4 cần dùng là: 492,52 + 88,5 = 581,02 m3

⇒ Tổng VH2O cần dùng là: 985,04 – 177,01 = 808,039 m3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Biết rằng khí axetilen (khí đất đèn) C2H2 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước. a) Lập phương trình hóa học của phản ứng. b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử axetilen lần lượt với số phân tử khí cacbon đioxit và số phân tử nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng khí axetilen (khí đất đèn) C2H2 cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2, sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

   a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.

   b) Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử axetilen lần lượt với số phân tử khí cacbon đioxit và số phân tử nước.


Đáp án:

   a) 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O

   b) Số phân tử C2H2 : số phân tử CO2 = 1:2

   Số phân tử C2H2 : số phân tử H2O = 1:1

Xem đáp án và giải thích
Biết tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?


Đáp án:

Ta có tỉ khối của khí B so với oxi là 0,5 nên dB/O2 = 0,5

=> MB = 0,5.MO2 = 0,5 . 32 = 16 g/mol

Mặt khác tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125: dA/B = 2,125

=> MA = 2,125.MB = 2,125.16 = 34 g/mol

Vậy khối lượng mol của khí A là 34 g/mol.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn từ từ 15,68 lít khí NH3 (đktc) vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn từ từ 15,68 lít khí NH3 (đktc) vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được m gam kết tủa. Tìm m


Đáp án:

3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

nNH3 = 15,68:22,4 = 0,7 mol; nAlCl3 = 0,2.1 = 0,2 mol

Xét thấy

0,7:3 > 0,2:1 → AlCl3 hết → nAl(OH)3 = 0,2.78 = 15,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất sau khi nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là:

Đáp án:
  • Câu A. KNO3

  • Câu B. AgNO3

  • Câu C. KMnO4

  • Câu D. KClO3

Xem đáp án và giải thích
Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học: a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4. c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học:

a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.

b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.

Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4

Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.

Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là H2SO4, còn lại là HCl.

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.

Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.

Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là Na2SO4, còn lại là NaCl

PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.

Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.

Cho giấy quỳ tím vào từng mẫu thử. Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ đó là H2SO4, còn lại là Na2SO4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…