Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol đơn chức trong 0,7 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 1 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là:
Câu A. . 8,6 gam
Câu B. 6,0 gam
Câu C. 9,0 gam.
Câu D. 7,4 gam. Đáp án đúng
CxHyO + (x +y/4 - 0,5 )O2 ----> xCO2 + H2O; 0,1 0,1.( x + y/4 - 0,5 ) 0,1.x 0,1. nhh sau = nCO2 + nH2O + nO2 dư = 0,1.x + 0,1.y/2 + 0,7- 0,1.( x + y/4 - 0,5 ) = 1 Giải và biện luận pt x = 4 và y = 10 CTPT C4H10O m =7,4 g;
Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu được muối và ancol đa chức. Công thức cấu tạo của X là
Câu A. CH3–COO–CH(CH3)2
Câu B. CH3–COO–CH2–CH2-OOCH.
Câu C. CH3–OOC-COO–CH2CH3
Câu D. CH3–COO–CH=CH2
Cho hai đồng vị: 11H (kí hiệu là H) và 21H (kí hiệu là D)
a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có.
b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.
c) Một lít khí hiđro giàu đơteri ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,05gam. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng đồng vị của hiđro.
a) Có 3 loại công thức phân tử hiđro là: H2; HD; D2.
b) Phân tử khối của mỗi phân tử là:
H2: 1. 2 =2 đvC
HD: 1 + 2= 3 đvC
D2: 2.2 = 4 đvC
c) 1lit khí nặng 0,05 g ⇒ 1 mol (22,4 l) nặng 0,05. 22,4 = 1,12g
⇒ AH = 1,12 g/mol
Gọi x là phần trăm của đồng vị D
⇒ phần trăm của đồng vị H là (100 - x)
=> 2x/100 + (1.(100-x))/100 = 1,12
Giải ra được %D = 12%; %H = 88%.
Một dd X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dd X phản ứng với nước brom (dư), thu được 17,25 gam hợp chất chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là gì?
X + 3Br2 → Y + 3HBr
Ta có 1 mol X → 1mol Y tăng 237g
5,4g X → 17,25g Y tăng 11,85g ⇒ nX = 11.85 : 237 = 0,05
⇒ MX = 5,4 : 0,05 = 108 ⇒ X là C7H7OH
Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy
- Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.
- Hóa chất: KNO3.
- Tiến hành thí nghiệm: như SGK.
- Hiện tượng:
+ Mẩu than bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy.
- Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí O2.
- Phương trình hóa học:
2 KNO3 → 2KNO2 + O2↑
C + O2 → CO2
Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom viết phương trình hóa học minh hoạ.
a. Giống nhau: Đều là các kim loại có tính khử mạnh nhưng do có lớp oxit mỏng bền bao phủ nên cả hai kim loại bền vững trong không khí, nước và đều thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
2Al +6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Al và Cr đều bị thụ động hóa bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội.
b. Khác nhau:
- Al có tính khử mạnh hơn Cr:
2Al + Cr2O3 --t0--> 2Cr + Al2O3
- Crom có các số oxi hóa +2, +3, +6.
- Al chỉ có số oxi hóa +3.
- Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB