Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3
Cho biết phản ứng thuận nghịch sau:
H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k)
Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430oC như sau:
[H2] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,786M
Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC.
Biểu thức tính hằng số cân bằng: Kc = ([HI]2)/([H2][I2])
Thay các giá trị [HI] = 0,786M; [H2] = [I2] = 0,107M
=> Kc = 53,96
Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/kk = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A?
Tỉ khối của A so với không khí là 1,5862
=> MA = 29. dA/KK = 29.1,5862 = 46 g/mol
Khối lượng mol của khí A là:
MRO2 = MR+2.MO => MR = 46 – 2.16 = 14 gam/mol.
=> R là N
=> Công thức của A là NO2
Đem hòa tan oàn toàn m gam Mg trong dung dịch chưa đồng thời a mol H2SO4 và b mol HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối có tổng khối lượng 4,075m gam. Biểu thức liên hệ giữa số mol của 2 axit là :
Giải
Ta có: 4,075m gam gồm Mg2+: m/24; SO42- : a mol; Cl- : b mol
BTĐT → 2a + b = (2m/24) = m/12 => m = 24a + 12b
BTKL => m + 96a + 35,5b = 4,075m => 96a + 35,5b = 3,075m
→ 96a + 35,5b = 3,075.(24a + 12b)
→ 22,2a = 1,4b
→ b= 16a
Cho phản ứng thuận nghịch sau ở nhiệt độ cao:
3Fe + 4H2 O → Fe2 O4 + 4H2 ↑
Cân bằng phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi.
a) Tăng nồng độ của H2
b) Giảm nồng độ của H2O
Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nồng độ H2
Cân bằng cũng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nồng độ H2O
Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ nồng độ dung dịch khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch ?
- Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm trên
+ ống nghiệm nào có khí mùi khai thoát ra ⇒ chứa NH4+
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu trắng, kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư ⇒ chứa Mg2+
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ ⇒ chứa Fe3+
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết ⇒ chứa Al3+
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3↓ + OH- → AlO2- + 2H2O
+ ống nghiệm nào không có hiện tượng gì là Na+
Vậy phân biệt được cả 5 ion
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB