Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?


Đáp án:

Những thí nghiệm chứng minh được cấu tạo phân tử glocozơ:

Glucozơ có phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic chứng tỏ phân tử glucozơ có nhóm –CH=O.

Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH ở vị trí kề nhau.

Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm –OH.

Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan, chứng tỏ phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C tạo thành một mạch dài không nhánh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành). a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic. b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành).

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.


Đáp án:

a) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng): Nhỏ vài giọt AgNO3 trong dung dịch NH3 lần lượt vào 2 ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng:

+ Chất nào tham gia phản ứng tạo sản phẩm có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozo

PTHH: C6H12O6 + Ag2O  --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.

+ Chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.

b) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

- Chọn thuốc thử là Na2CO3: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiêmh

+ Ống nghiệm nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH

PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

+ Chất còn lại không phản ứng là glucozơ

(Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch chuyển màu làm quỳ tím thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ).

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 14 gam hỗn hợp X gồm MgO và CaCO3 bằng 500 gam dung dịch HCl x % ( vừa đủ) thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của x là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 14 gam hỗn hợp X gồm MgO và CaCO3 bằng 500 gam dung dịch HCl x % ( vừa đủ) thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của x là


Đáp án:

nCaCO3 = nCO2 = 0,1 mol

=> nMgO = (mX - mCaCO3)/40 = 0,1 mol

nHCl = 2nCaCO3 + 2nMgO = 0,4 mol

=> C%HCl = x = 0,4.36,5/500 = 2,92%

Xem đáp án và giải thích
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Tìm m?


Đáp án:

nC6H7O2(ONO2)3 = 100 mol

3HNO3 → C6H7O2(ONO2)3

189        →        297 (kg)

H = 90% ⇒ mHNO3 = 29,7. 189/297 : 90% =  21kg

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 2,24

  • Câu B. 3,36

  • Câu C. 4,48

  • Câu D. 6,72

Xem đáp án và giải thích
Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là gì?


Đáp án:

2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg

Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước

2Al + 6H2O → 2 Al(OH)3 + 3H2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…