Cho sơ đồ phản ứng sau:
FeaOb + HCl → FeClc + H2O
Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.
- Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3
⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.
- Cân bằng phương trình:
Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O
Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.
Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O
Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O
Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.
Vậy phương trình hóa học là:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:
(a) Fe3O4 và Cu (1:1)
(b) Na và Zn (1:1)
(c) Zn và Cu (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)
(e) FeCl2 và Cu (2:1)
(g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
Câu A. 2
Câu B. 5
Câu C. 3
Câu D. 4
Cần phải điều chế một lượng muối đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric:
a) Axit sunfuric tác dựng với đồng (II) oxit.
b) Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng.
Giải thích cho câu trả lời.
a) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O (1)
b) Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O (2)
Giả sử cần điều chế a mol CuSO4
Theo pt(1) nH2SO4 = nCuSO4 = a mol
Theo pt (2) nH2SO4 = 2.nCuSO4 = 2a mol
Do đó để tiết kiệm ta nên theo phản ứng (1) (phương pháp a) thì lượng axit H2SO4 sử dụng ít hơn ở phản ứng (2).
Ion M¯ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số proton trong hạt nhân của nguyên tử M bao nhiêu?
Nguyên tử M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p5
⇒ Cấu hình electron đầy đủ của M là: 1s22s22p63s23p5
Nguyên tử M có 17 electron ở vỏ nguyên tử và 17 proton trong hạt nhân.
Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố X và Y có công thức XY2 trong đó Y chiếm 72,73% về khối lượng. Biết rằng trong phân tử Z, tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 66, số proton là 22. Nguyên tố Y là gì?
Gọi số hạt proton, nơtron của X là pX, nX ; số hạt proton, nơtron của Y là pY và nY.
⇒ pY + nY = 16 và pX + nX = 12
Vậy: Y là oxi và X là cacbon.
Giá trị pY = nY = 8 và pX = nX = 6 thỏa mãn các phương trình.
Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (đktc). Xác định giá trị của m.
Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (10,44 gam) --+HNO3--> NO2, Fe3+
Áp dụng định luật bảo toàn electron cho cả quá trình:
Fe3+ --+CO--> FeX --+HNO3--> Fe3+
C2+ → 4+ + 2e
a 2a mol
N5+ + 1e → N+4
0,195 mol
BTe => 2a = 0,195 => a = 0,0975 (mol)
=> nCO = 0,0975 mol = nCO2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mFe2O3 +mCO phản ứng= mX + mCO2
=> mFe2O3 = 10,44 + 0,0975. (44 - 28) = 12g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB