Bài tập nhận biết dung dịch hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử ?


Đáp án:
  • Câu A. Cu(OH)2/ OH Đáp án đúng

  • Câu B. NaOH

  • Câu C. HNO3

  • Câu D. AgNO3 / NH3

Giải thích:

Đáp án: A Hướng dẫn: - Saccarozơ, glucoz : dung dịch màu xanh lam; anđêhit axetic: kết tủa đỏ gạch → nhận ra anđêhit axetic - Đun nóng các dung dịch màu xanh lam, lọ nào cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là glucozơ

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hoá học để xử lí các chất thải công nghiệp sau : a)   Khí SO2 trong quá trình nướng quặng Fe2O3 (có lẫn hợp chất của lưu huỳnh, thí dụ FeS) trong sản xuất gang thép. b)   Khí NO2 trong sản xuất axit HN03 c)   Khí clo trong điện phân sản xuất Na, NaOH. d)   Xỉ quặng của quá trình đốt pirit trong sản xuất axit H2SO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học để xử lí các chất thải công nghiệp sau :

a)   Khí SO2 trong quá trình nướng quặng Fe2O3 (có lẫn hợp chất của lưu huỳnh, thí dụ FeS) trong sản xuất gang thép.

b)   Khí NO2 trong sản xuất axit HN03

c)   Khí clo trong điện phân sản xuất Na, NaOH.

d)   Xỉ quặng của quá trình đốt pirit trong sản xuất axit H2SO4.





Đáp án:

Biện pháp đầu tiên là thu hồi để sản xuất các sản phẩm có ích theo nguyên tắc xây dựng khu liên hợp sản xuất. Nếu không giải quyết được thì mới phải dùng hoá chất để khử các chất độc hại này. Thí dụ :

a) Khi nướng quặng chứa Fe2O3 có lẫn hợp chất lưu huỳnh trong sản xuất gang sẽ sinh ra SO2. Có thể thu hồi khí SO2 để sản xuất axit H2SO4, hoặc dùng SO2 để tẩy màu cho đường saccarozơ.

d) Xỉ quặng của quá trình đốt pirit trong sản xuất axit H2SO4 chính là Fe2O3. Tận dụng xỉ này để sản xuất gang hoặc sản xuất chất phụ gia cho sản xuất cao su, sơn.




Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết: – Cấu tạo nguyên tử của A. – Tính chất hóa học đặc trưng của A. – So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết:

– Cấu tạo nguyên tử của A.

– Tính chất hóa học đặc trưng của A.

– So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.


Đáp án:

a) Cấu tạo nguyên tử của A:

Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết: natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11+ có 11 electron trong nguyên tử natri, ở chu kì 3, nhóm I.

b) Tính chất hóa học đặc trưng của natri:

Nguyên tố natri ở đầu chu kì là hai kim loại mạnh, tròn phản ứng hóa học, natri là chất khử mạnh.

Tác dụng với phi kim:

4Na + O2 → 2Na2O

2Na + Cl2 → 2NaCl

Tác dụng với dung dịch axit:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 ↑

Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

Tác dụng với dung dịch muối: Na + dung dịch CuSO4

2Na + 2H2O → 2NaOH +H2 ↑

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ +Na2SO4

c) So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận:

Na có tính chất hóa hoc mạnh hơn Mg (nguyên tố sau Na), mạnh hơn Li (nguyên tố trên Na) nhưng yếu hơn K (nguyên tố dưới Na).

Xem đáp án và giải thích
Hợp cất khí của nguyên tố R với hidro có công thức hóa học RH4. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Xác định R?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp cất khí của nguyên tố R với hidro có công thức hóa học RH4. Trong oxit mà R có hóa trị cao nhất, R chiếm 46,67% về khối lượng. Xác định R?


Đáp án:

RH4 ⇒ RO2

Ta có: %mR = R.100% / (R + 32) = 46,67% ⇒ R = 28(Si)

Xem đáp án và giải thích
Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?


Đáp án:

Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

nN (trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO, NO2

Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

⇒ nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

Vậy: mFe = 0,5. 56 = m - 0,75m → m = 112 (g)

Xem đáp án và giải thích
Chọn câu đúng trong các câu sau:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chọn câu đúng trong các câu sau:


Đáp án:
  • Câu A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ.

  • Câu B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.

  • Câu C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.

  • Câu D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…