Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(3) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím.
(6) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
Sai vì Este có dạng RCOOCH=CH-R’ thủy phân cho andehit
(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím.
Sai vì phản ứng màu biure chỉ áp dụng cho 2 liên kết peptit trở lên (tri peptit trở lên)
--> Số phát biểu đúng là 4.
Để điều chế flo, người ta phải điện phân dung dịch KF trong hidro florua lỏng đã loại bỏ hết nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước?
Khi điện phân hỗn hợp KF trong HF lỏng khan (đã được loại bỏ hết nước). Sở dĩ phải tránh sự có mặt của nước vì flo tác dụng với nước cho thoát ra O2.
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
Phản ứng thật ra rất phức tạp : đầu tiên có phản ứng hóa học:
F2 + H2O → 2HF + O
Một số nguyên tử oxi kết hợp với flo cho OF2. Như vậy ta điều chế không được flo nguyên chất.
Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn:
a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:
- Là kim loại hay phi kim.
- Hóa trị cao nhất đối với oxi.
- Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.
b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).
a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.
Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.
b) Na: 1s22s22p63s1.
Mg: 1s22s22p63s2.
Al: 1s22s22p63s23p1.
- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.
- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.
- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
Chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?
Chất stiren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime.
Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau.
Những cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một:
H2O + CO2 → H2CO3
H2O + K2O → 2KOH
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
KOH + CO2 → KHCO3
K2O + CO2 → K2CO3
Cho 3 g hợp kim Cu - Ag tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc thu được 7,34 g hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hợp kim.
Các phương trình hoá học :
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
x mol x mol
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
y mol y mol
Đặt x, y lần lượt là số mol Cu, Ag trong hợp kim →Số mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 cũng lần lượt là x và y.
Ta có hệ phương trình :
64x + 108y =3 → x=0,03
188x + 170y = 7,34 y = 0,01
=> %mCu = 64% và %mAg = 36%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet