Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Tìm m?
Gọi x là số mol của Zn thì số mol của Cu là 2x:
65x + 64.2x = 19,3 g
→ x = 0,1mol → nZn=0,1; nCu=0,2; nFe =0,4.
Vì số mol Fe3+ lớn hơn số mol của Cu và Zn nên để đơn giản ta làm như sau:
Zn + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Zn2+
0,1 0,2
Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
0,2 0,2
Nên số mol Cu dư là 0,1 mol → m = 6,40 g
Trong số các chất sau: CH3 – CH3, CH3 – CH2OH, C6H6, CH3 – O – CH3 chất nào tác dụng được với Na? Viết phương trình hóa học.
2CH3CH2OH + 2Na → 2 CH3CH2ONa + H2↑
Khi nung nóng miếng đồng trong không khí (có khí oxi) thì thấy khối lượng tăng lên? (Xem bài tập 3, thuộc Bài 15, SGK; khi đun nóng kim loại đồng (Cu) cũng có phản ứng tương tự kim loại magie (Mg). Vì sao?
Vì khi đun nóng miếng đồng trong không khí thì đồng hóa hớp với oxi tạo ra chất mới nên khối lượng tăng. (khối lượng sau gồm khối lượng miếng đồng ban đầu + khối lượng oxi phản ứng)
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được lượng Ag. Tính tổng số mol Ag thu được
Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.
Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là 0,01.25% = 0,0025 mol.
Sơ đồ phản ứng :
C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ phản ứng) → 2C6H12O6 → 4Ag (1)
C12H22O11 (mantozơ dư) → 2Ag (2)
Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.
Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.
Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a có giá trị là bao nhiêu?
Thủy phân: 7,612 gam X + 2x mol KOH → Y (gồm cả muối + ancol).
Đốt Y + O2 → x mol K2CO3 + 0,198 mol CO2 + 0,176 mol H2O.
+ Bảo toàn C có nC trong X = nC trong Y = 0,198 + x mol.
+ Bảo toàn H có nH trong X = nH trong Y – nH trong KOH = 0,352 – 2x mol.
+ O trong X theo cụm –COO mà n–COO = nKOH = 2x mol → nO trong X = 4x mol.
Tổng lại: mX = mC + mH + mO = 7,612 gam. Thay vào giải x = 0,066 mol.
→ nKOH = 2x = 0,132 mol → a = 0,132: 0,08 = 1,65M.
Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3; có công thức Oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY trong đó M chiếm 63,64% khối lượng. Kim loại M là
Câu A.
Zn
Câu B.
Mg
Câu C.
Fe
Câu D.
Cu
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet