Khi cần pha chế một dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích cần dùng dụng cụ nào sau đây?
Câu A. Bình cầu.
Câu B. Bình định mức. Đáp án đúng
Câu C. Bình tam giác.
Câu D. Cốc thủy tinh.
Khi cần pha chế một dung dịch chuẩn để chuẩn độ thể tích cần dùng dụng cụ: Bình định mức.
Tripeptit là hợp chất
Câu A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit
Câu B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau
Câu C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau
Câu D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit
Trong các chất sau đây:
a) C2H5OH.
b) CH3COOH.
c) CH3CH2CH2OH.
d) CH3CH2COOH.
Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hóa học.
Chất tác dụng với Na là: a, b, c, d (do có gốc OH).
Chất tác dụng với NaOH là: b, d (do có gốc COOH).
Chất tác dụng với Mg là: b, d (do có gốc COOH).
Chất tác dụng với CaO là: b, d (do có gốc COOH).
Phương trình phản ứng:
Em hãy cho biết:
a) Kim loại đồng và sắt được tạo nên từ những nguyên tố nào?
b) Khí nitơ và khí clo được tạo nên từ những nguyên tố nào?
a) Kim loại đồng được tạo nên từ nguyên tố đồng (Cu).
Kim loại sắt được tạo nên từ nguyên tố sắt (Fe).
b) Khí nitơ được tạo nên từ nguyên tố nitơ (N).
Khí clo được tạo nên từ nguyên tố clo (Cl).
Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi được chất rắn cân nặng 2,55 gam. Tính nồng độ của dung dịch NaOH ban đầu
Số mol AlCl3 là: 0,1.1 = 0,1 mol; số mol Al2O3 là 2,55: 102 = 0,025 mol.
AlCl3 (0,1) + 3NaOH (0,3) → Al(OH)3 ↓ (0,1 mol) + 3NaCl
Al(OH)3 ↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
(0,1 – 0,05) → 0,05 mol
2Al(OH)3 (0,05) → Al2O3 (0,025 mol) + 3H2O
∑nNaOH = 0,3 + 0,05 = 0,35 mol → VNaOH = 0,35: 0,2 = 1,75M.
R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R < 34. R là gì?
Gọi số oxi hóa dương cao nhất và số oxi hóa âm thấp nhất của R lần lượt là +m và -n.
Ta có: m + n = 8.
Mặt khác, theo bài ra: m + 2(-n) = +2 ⇒ m - 2n = 2.
Từ đây tìm được: m = 6 và n = 2. Vậy R là phi kim thuộc nhóm VI.
Số khối của R < 34 nên R là O hay S. Do oxi không tạo được số oxi hóa cao nhất là +6 nên R là lưu huỳnh.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip