Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :
a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.
a) Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :
x:y = 50/32 : 50/ 16 = 1:2
Oxit của lưu huỳnh có công thức hoá học là SO2.
b) C: 42,8% ⇒ O: 57,2%
Gọi công thức oxit là: CxHy
⇒ x : y = 42,8/12 : 57,2/16 = 1 : 1
Vậy oxit là: CO
c) Mn: 49,6% ⇒ O: 50,4%
Gọi công thức là: MnxOy
x : y = 49,6/55 : 50,4/16 = 2 : 7
Vậy oxit là: Mn2O7
d) Pb: 86,6% ⇒ O: 13,4%
Gọi công thức của oxit là: PbxOy
x : y = 86,6/207 : 13,4/16 = 1 : 2
Vậy công thức oxit là: PbO2
Cho các hóa chất sau: Etanol, axit axetic, etyl clorua, axit sunfuric, natri hidroxit và mangan đioxit.
a) Hãy đề nghị một sơ đồ phản ứng đơn giản nhất đều điều chế 1,2-đicloetan
b) Hãy tính xem để điều chế 49,5 gam 1,2-cloetan thì cần dùng bao nhiêu gam mỗi chất trong sơ đồ phản ứng đề nghị (coi hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%).
a)
CH3CH2Cl + NaOH ---C2H5OH, t0---> CH2=CH2 + NaCl + H2O (1)
2 2 2 2
2NaCl + H2SO4 đặc ---t0---> Na2SO4 + 2HCl (2)
2 1 2
MnO2 + 4HCl ---t0---> MnCl2 + Cl2 + 2H2O (3)
0,5 2 0,5
CH2=CH2 + Cl2 ---> CH2Cl-CH2Cl
0,5 0,5 0,5
b) Số mol C2H4Cl2: 49,5/99 = 0,5(mol)
Theo các pt trên
⇒ nC2H5Cl = nNaOH = 2 mol, nMnO2 = 0,5 mol, nH2SO4= 1 mol
Khối lượng các chất cần dùng :
mC2H5Cl = 2. 64,5 = 129 g
mNaOH = 2.40 = 80 g
mH2SO4 = 1.98 = 98 g
mMnO2 = 0,5 . 87 = 43,5 g
Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?
Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (PTN) và trong công nghiệp (CN).
- Nguyên liệu:
PTN: KClO3 hoặc KMnO4(chất giàu oxi, phản ứng thực hiện nhanh, dễ dàng)
CN: Không khí và nước.
- Sản lượng:
PTN: Thể tích nhỏ dùng cho thí nghiệm.
CN: Sản lượng lớn dùng cho công nghiệp và y tế.
- Giá thành:
PTN: Giá thành cao.
CN: Giá thành hạ vì nguyên liệu là không khí và nước.
Cách điều chế trong CN và PTN cũng khác nhau, trong PTN nhiệt phân KClO3 (hoặc KMnO4) còn trong CN từ hóa lỏng không khí hay điện phân nước.
Đốt cháy hết 1,08 g một kim loại hoá trị III trọng khí Cl2 thu được 5,34 g muối clorua của kim loại đó. Xác định kim loại.
2M + 3C12 → 2MCl3 (1)
Số mol Cl2 đã phản ứng là : = (
Theo (1) số mol kim loại phản ứng là : (0,06.2) : 3 = 0,04 mol
Khối lượng mol của kim loại là :
Kim loại là Al.
Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.
%O = 100% − 40% − 20% = 40%
Gọi công thức hóa học của hợp chất là CuxSyOz
Ta có: 64x : 32y :16z = 40 : 20 : 40
⇒ x:y:z = 40/64 : 20/32 : 40/16
⇒ x:y:z = 1:1:4
Vậy công thức hóa học đơn giản của hợp chất B là: (CuSO4)n
Ta có: (CuSO4)n = 160
⇔160n =160
⇔ n = 1
Vậy công thức hóa học của hợp chất B là CuSO4
Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm Zn ở phía sau đuôi tàu?
hân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng.
Để bảo vệ thân tàu người thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu.
Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì.
Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kỳ. Việc này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet