Điện phân hoàn toàn 200ml dung dịch AgNO3 với 2 điện cực trơ thu được một dung dịch có pH = 2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catot là
Câu A. 0,540 gam.
Câu B. 0,108 gam.
Câu C. 0,216 gam. Đáp án đúng
Câu D. 1,080 gam.
Dung dịch sau điện phân có pH = 2 => có H+; Vậy các quá trình diễn ra khi điện phân là: Catot(-): Ag+ + 1e --> Ag; Anot(+): 2H2O --> 4H+ + O2 + 4e; CMH+ = 10-pH = 0,01M; => nH+ = 0,002 mol; Bảo toàn e: nAg+ = nH+ = 0,002 mol; => mAg = 0,216 gam
Giải thích hiện tượng sau:
a. Polime không bay hơi được.
b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.
d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được
b. Polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.
d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt => độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch.
Trong 800 ml của một dung dịch có chứa 7,3 g HCl. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này?
Đổi 800 ml = 0,8 lít
nHCl = 0,2 mol
Nồng độ mol của dung dịch HCl là:
Áp dụng công thức: CM =0,25M
Hòa tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 61/3. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là
Giải
Quy đổi X thành CuS: x mol, FeS: y mol
Ta có:
M(Z) = 2.(61/3) = 122/3
=>m(Z) = 0,15. (122/3) = 6,1 gam
Gọi số mol của NO2 : a mol, NO : b mol
BTKL ta có : 46a + 30b = 6,1 gam (1)
a+ b = 0,15 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,1 mol ; b = 0,05 mol
Bảo toàn e ta có: 8nCuS + 9nFeS = nNO2 + 3nNO
=>8x + 9y = 0,1 + 3.0,15 = 0,25 (*)
Bảo toàn mol hỗn hợp X ta có: x + y = 0,03 (**)
Từ (*), (**) => x = 0,02 mol ; y = 0,01 mol
=>%nFeS = (0,01 : 0,03).100 = 33,33%
Hoà tan 0,12 mol FeCl3, 0,15 mol MgS04 và 0,16 mol A12(S04)3 vào dung dịch chứa 0,4 moi H2SO4 và 0,1 mol HCl được dung dịch X. Cho 254 ml dung dịch NaOH 10M vào X được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
n Fe3+ = 0,12 mol n Mg2+ = 0,15 mol n Al3+ = 0,32 mol
n H+ =0,9 mol n OH- = 2,54 mol
Khi cho NaOH vào dd X thì:
(1) H+ + OH- → H2O
→ n OH- = n H+ = 0,9mol
(2) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
→ n OH- = 3n Fe3+ = 3.0,12= 0,36mol
(3) Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2 ↓
→ n OH- = 2 n Mg2+ = 2.0,15=0,3mol
Từ (1),(2) và (3) → n OH- (dư) =2,54- 0,9- 0,36- 0,3= 0,98 mol
(4) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
→ n OH- = 3n Al3+ = 3.0,32=0,96 mol
Do OH- dư 0,02 mol nên tiếp tục có pứ:
(5) Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
→ n Al(OH)3 = 0,32 -0,02= 0,3 mol
Vậy kết tủa gồm Fe(OH)3: 0,12 mol, Mg(OH)2: 0,15 mol, Al(OH)3: 0,3 mol
→ m ↓= 0,12.107+ 0,15.58+ 0,3.78 = 44,94g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet