Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon. (b) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. (c) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam (d) Hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 dùng hàn đường ray. (e) Nước đá khô có công thức là CO2 (rắn), không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Số phát biểu sai là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Giải thích:

(a) Sai, Gang là hợp kim của Fe với C trong đó có chứa từ 2 – 5% khối lượng Cacbon ngoài ra còn 1 lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S… (b) Đúng, Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. (c) Sai, Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu lục 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O (d) Sai, Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit (bột tecmit) được dùng đề hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3 ---t0---> Al2O3 + 2Fe (e) Đúng. Nước đá khô có những ưu điểm đặc biệt đối cho công dụng làm lạnh và bảo quản như: - Nước đá khô lạnh hơn (-78,5 °C) nên bảo quản được lâu hơn. - Nước đá khô rất sạch khi sử dụng vì đá CO2 chỉ thăng hoa thành dạng khí chứ không bị tan thành nước. - Nước đá khô khi thăng hoa (thành dạng khí) thì tạo thành một lớp khí CO2 bao bọc thực phẩm làm ức chế nhiều loại vi sinh vật giúp thực phẩm tươi lâu và có mùi vị tự nhiên. Ngoài ra nước đá khô còn được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác như làm sạch, làm nhiên liệu hệ thống trơ trong một số loại máy bay. Hoặc cũng có thể tạo ra các sản phẩm điêu khắc nghệ thuật. Vậy có 3- Nước đá khô lạnh hơn (-78,5 °C) nên bảo quản được lâu hơn. - Nước đá khô rất sạch khi sử dụng vì đá CO2 chỉ thăng hoa thành dạng khí chứ không bị tan thành nước. - Nước đá khô khi thăng hoa (thành dạng khí) thì tạo thành một lớp khí CO2 bao bọc thực phẩm làm ức chế nhiều loại vi sinh vật giúp thực phẩm tươi lâu và có mùi vị tự nhiên. Ngoài ra nước đá khô còn được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác như làm sạch, làm nhiên liệu hệ thống trơ trong một số loại máy bay. Hoặc cũng có thể tạo ra các sản phẩm điêu khắc nghệ thuật. Vậy có 3 phát biểu sai là (a), (c) và (d).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Công thức chung của anđehit không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức chung của anđehit không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở là gì?


Đáp án:

Công thức chung của anđehit không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở là CnH2n-2O.

Xem đáp án và giải thích
Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử. a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn. b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử.

a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.

b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn

c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?


Đáp án:

a. Sự ăn mòn sắt thép là quá trình ăn mòn điện hóa với anot bị ăn mòn là sắt, catot là cacbon

Tại anot Fe → Fe2+ + 2e

Fe2+→ Fe3+ + e

Tại catot 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH-→ Fe(OH)2

Fe3+ + 32OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2, Fe (OH)3 →Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)

b. Tráng kẽm, thiếc ngoài vật bằng sắt, thép thì kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn do:

- Kẽm là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì kẽm bị ăn mòn trước

- Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn sẳt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì sắt bị ăn mòn trước.

c. Thiếc được dùng nhiều hơn kẽm trong việc sản xuất đồ hộp thực phẩm bởi vì các hợp chất của thiếc an toàn hơn, không gây độc cho con người như hợp chất của kẽm. Tuy nhiên để bảo vệ ông nước, xô, chậu, mái tôn thì kẽm được ưu tiên hơn thiếc vì kẽm bảo vệ sắt chống ăn mòn điện hóa tốt hơn thiếc.

Xem đáp án và giải thích
Bảng tuần hoàn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s2p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB. (2). Nguyên tử của nguyên tố X có 10p, 10n và 10e. Trong bảng HTTH, X ở chu kì 2 và nhóm VA. (3). Ion X2− có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị trí ô thứ 12 chu kì 3 nhóm IIA. (4). Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị là (Ar) 3d104s1 thuộc chu kì 4, nhóm VIB. (5). Các nguyên tố họ d và f (phân nhóm B) đều là phi kim điển hình. (6). Halogen có độ âm điện lớn nhất là Flo. (7). Theo qui luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là Oxi. (8). Về độ âm điện thì F > O > N > P Số phát biểu sai là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Từ etilen và benzen, tổng hợp được stiren theo sơ đồ:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ etilen và benzen, tổng hợp được stiren theo sơ đồ:

a. Viết các phương trình hoá học thực hiện sự biến đổi trên?

b. Tính khối lượng stiren thu được từ 1,00 tấn benzen nếu hiệu suất của quá trình là 78%.


Đáp án:

 

Theo phương trình phản ứng: nstiren = nbenzen

Nhưng do hiệu suất = 78,00%

⇒ Khối lượng stiren = 1.104.104(g) = 1,04 (tấn)

 

 

Xem đáp án và giải thích
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

a) Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng :

Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :

- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.

- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và NaCl

- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :

Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.

Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.

Các phương trình hoá học :

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H20 + CO2 ↑

(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…