Cho lá Fe kim loại vào : a. Dung dịch H2SO4 loãng b. Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho lá Fe kim loại vào :

a. Dung dịch H2SO4 loãng

b. Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.


Đáp án:

a. Cho lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng , ban đầu có phản ứng

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Xuất hiện bọt khí hidro, sau một thời gian bọt khí H2 sinh ra bám trên mặt thanh sắt sẽ ngăn cản không cho thanh sắt tiếp xúc với dung dịch H2SO4. Phản ứng dừng lại.

b. Cho một lượng nhỏ dung dịch CuSO4 có phản ứng

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu ↓

Cu sinh ra bám trên bề mặt thanh sắt hình thành cặp pin điện hóa Fe-Cu. Lúc này xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa trong dung dịch H2SO4 loãng

Tính khử : Fe mạnh hơn Cu nên Fe đóng vai trò là cực âm. Cu đóng vai trò là cực dương

Tại cực âm: Fe - 2e → Fe2+

Tại cực dương : 2H+ + 2e → H2

Như vậy ta thấy bọt khí H2 thoát ra ở cực Cu, không ngăn cản Fe phản ứng với H2SO4 nên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn, bọt khí H2 thoát ra nhiều hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các chất CaO, CuO, Na2O, SO3, H2O, CO, CO2, H2SO4, NaOH, MgCl2, FeSO4. Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với nhau từng đôi một. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các chất CaO, CuO, Na2O, SO3, H2O, CO, CO2, H2SO4, NaOH, MgCl2, FeSO4. Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với nhau từng đôi một. Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra?


Đáp án:

Các PTHH của các phản ứng xảy ra:

CaO + SO2 → CaSO3

CaO + H2O → Ca(OH)2

CaO + CO2 → CaCO3

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

CuO + CO → Cu + CO2

CO2 + NaOH → NaHCO3

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yêu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là gì? Những yêu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?


Đáp án:

Sự dịch chuyển cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là: nồng độ, áp suất và nhiệt độ

- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau nên có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt các khái niệm a. Peptit và protein b. Protein đơn giản và protein phức tạp
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm

a. Peptit và protein

b. Protein đơn giản và protein phức tạp


Đáp án:

a. Peptit là những hợp chất chứa các gốc α-amin axit liên kết với nhau bằng những liên kết peptit –CO-NH-

Protein là những polipeptit cao phân tử

b. Protein đơn giản : được tạo thành chỉ từ các α-amino axit

Protein phức tạp : tạo thành từ các protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”

Xem đáp án và giải thích
Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối MgCl2 và 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng cho phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl thu được muối MgCl2 và 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng cho phản ứng?


Đáp án:

Số mol H2 là: nH2 = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

0,4 ← 0,2 (mol)

Khối lượng HCl cần dùng là:

mHCl = nHCl.MHCl = 0,4.36,5 =14,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Tính số mol alanin trong A. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Tính số mol alanin trong A. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol alanin nAla = 170/89 = 1,91 (mol)

Trong 500 g protein A có 1,91 mol Ala.

→ 50000 g protein A có 191 mol Ala.

Số mắt xích Alanin: 191 . 6,023.1023 = 1146.1023

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…