Hãy giải thích các hiện tượng sau :
a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.
c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên
a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học
c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein
Lấy 14,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn đem đốt nóng trong oxi dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nhận được 22,3g hỗn hợp Y gồm 3 oxit. Tính thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần dùng để hòa tan hỗn hợp Y.
Câu A. 400 ml
Câu B. 600 ml
Câu C. 500 ml
Câu D. 750 ml
Phản ứng thế là gì?
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Nhận xét: Nguyên tử Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl.
Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
a) C (IV) và S (II)
b) Fe (II) và O.
c) P (V) và O.
d) N (V) và O.
a) CS2
b) FeO
c) P2O5
d) N2O5
Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Giải
Vì dd Y + AgNO3 thoát ra khí NO => trong Y phải có H+ dư và Fe2+
4H+ + NO3- + 3e → NO + 2H2O
0,4 → 0,1 (mol)
=> nNO(1) = ∑ nNO – nNO(2) = 0,1 – 0,02 = 0,08 (mol)
BTNT N : nFe(NO3)2 = 1/2 nNO(1) = 0,08/2 = 0,04 (mol) = c (1)
BTKL: mX = 127a + 64b +180c = 23,76 (2)
BTĐT đối với dd Z : 3(a+c) +2b = 0,56 (3)
Từ (1), (2) và (3) => a = 0,08 (mol); b = 0,1 (mol); c = 0,04 (mol)
BTNT Cl: nAgCl = nCl- = 2a+ 0,4 = 2.0,08 + 0,4 = 0,56 (mol)
BTNT Ag: nAg = ∑ nAgCl – nAgCl = 0,58 – 0,56 = 0,02 (mol)
=> Khối lượng kết tủa: m↓ = mAgCl + mAg = 0,56.143,5 + 0,02.108 = 82,52 (g)
Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là gì?
Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là 3-metylbutanal.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB