Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ) a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra. b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe. c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ)

a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra.

b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe.

c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.


Đáp án:

nCuCl2 = 13,5/135 = 0,1 mol ; nKCl = 14,9/74,5 = 0,2 mol ⇒ nCl- = 0,4 mol; nCu2+ = 0,1 mol

Phương trình điện phân : CuCl2 → Cu + Cl2

2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2

Khối lượng clo thoát ra m = (71.5,1.7200)/(2.96500) = 13,5 gam

⇒ nCl = 0,19 mol ⇒ Cl- còn dư

Hết Cu2+: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- (dd)

Chất còn lại sau điện phân là K+ 0,2 mol; Cl- dư 0,02 mol; OH- dư 0,18 mol

⇒ KOH 0,18 mol; KCl 0,02 mol

c. CM KOH = 0,18/0,2 = 0,9 M.

CM KCl = 0,02/0,2 = 0,1 M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khí lò cốc là gì? So sánh thành phần và ứng dụng của khí lò cốc với khí thiên nhiên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí lò cốc là gì? So sánh thành phần và ứng dụng của khí lò cốc với khí thiên nhiên.



Đáp án:

Khí lò cốc là khí sinh ra trong quá trình cốc hoá than đá.

- Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là , được dùng làm chất đốt trong đời sống và sản xuất công nghiệp, dùng làm nguyên liệu trong tổng hợp hữu cơ.

- Thành phần chủ yếu của khí lò cốc là  (60%) và CH4 (25%), còn lại là . Cũng như khí thiên nhiên, khí lò cốc đuợc dùng làm chất đốt trong sản xuất công nghiệp, ngoài ra còn dùng để tổng hợp 




Xem đáp án và giải thích
Xác đinh % khối lượng nguyên tố dựa vào sơ đồ phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các sơ đồ phản ứng sau: (a) X + O2 → Y; (b) Z + H2O → G (c) Z + Y → T (d) T + H2O → Y + G. Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa và G có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong phân tử T có giá trị xấp xỉ bằng ?


Đáp án:
  • Câu A. 37,21%.

  • Câu B. 44,44%.

  • Câu C. 53,33%.

  • Câu D. 43,24%

Xem đáp án và giải thích
Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là :

Đáp án:
  • Câu A. 11,20

  • Câu B. 5,60

  • Câu C. 8,96

  • Câu D. 4,48

Xem đáp án và giải thích
Bài tập về phản ứng giữa HCl và Na2CO3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

X là dung dịch HCl nồng độ x mol/lit. Y là dung dịch Na2CO3 có nồng độ y mol/lit. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x:y bằng


Đáp án:
  • Câu A. 11:4

  • Câu B. 7:5

  • Câu C. 11:7

  • Câu D. 7:3

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng tính khử của các ion halogenua tăng dần theo chiều: F– < Cl– < Br– < I–.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu ra các phản ứng để chứng minh rằng tính khử của các ion halogenua tăng dần theo chiều: F– < Cl– < Br– < I–.


Đáp án:

Những phản ứng chứng minh tính khử cửa các ion halogenua tăng theo chiều:

F- < Cl- < Br- < I-.

Ion F- chỉ có thể bị oxi hóa bằng dòng điện.

Ion Cl- bị oxi hóa bởi chất oxi hóa mạnh, ví dụ KMnO4 .

Ion Br- bị oxi hóa bởi Cl2 .

Ion I- bị oxi hóa bởi Br2 .

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…