Xác định kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 đặc ,nóng dư thu được 3,92 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất . Vậy M là


Đáp án:
  • Câu A. Cu Đáp án đúng

  • Câu B. Pb

  • Câu C. Fe

  • Câu D. Mg

Giải thích:

Chọn A.

- Gọi n và a lần lượt là hóa trị và số mol của M.

- Quá trình oxi hóa: M → M(n+) + ne;

                              a---------------> an.

- Quá trình khử: NO3- + 2H+ + e → NO2 + H2O.

                                            0,175--->0,175 mol;

BT e → n.a = 0,175 → M = (5,6.n) : 0,175 = 32n;

→ n = 2; M = 64 (Cu).

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C2H4 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C2H4 là bao nhiêu?


Đáp án:

Cấu tạo phân tử : C2H4 

Phân tử này có 1 liên kết π và 5 liên kết σ

 

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dunh dịch CuSO4 dư. (e) Nhiệt phân AgNO3. (g) Đốt FeS2 trong không khí. (h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các pahrn ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.

(d) Cho Na vào dunh dịch CuSO4 dư.

(e) Nhiệt phân AgNO3.

(g) Đốt FeS2 trong không khí.

(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

Sau khi kết thúc các pahrn ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?


Đáp án:

Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa G. Nung G trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa G. Nung G trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? 


Đáp án:

Giải

Ta có: nX = 0,65 mol

MZ = 2.69/13 = 138/13

Dùng phương pháp đường chéo => nNO = 0,2 mol ; nH2 = 0,45 mol

Gọi mX = m gam => mO = 0,2968m => nO = 0,2968m/16 mol

Dung dịch Y chỉ chứa muối clorua nên ta có : nH2O = 0,2968m/16 – 0,2

m+ mHCl = mY + mZ + mH2O

→ m + 36,5.4,61 = 231,575 + 0,65.(138/13) + 18.(0,2968m/16 – 0,2)

→ m + 168,265 = 238,475 + 0,3339m – 3,6

→ 0,6661m = 66,61

→ m = 100 g

→ nH2O = 1,655 mol

==> nO = 0,2968m/16 = (0,2968.100)/ 16 = 1,855 mol

BTNT H : nHCl = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4

→ 4,61 = 2.0,45 + 2.1,655 + 4nNH4

→ nNH4 = 0,1 mol

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4 = 0,2 + 0,1 = 0,3

→ nFe(NO3)2 = 0,15 mol

Đặt a, b, c là số mol Mg, MgO, Fe3​O4​ trong X

→ nO = b + 4c + 0,15.6 = 1,855

 mX = 24a + 40b + 232c + 180.0,15 = 107,2

 mT = 40(a + b) + 160(3c + 0,15)/2 = 114,2

→ a = 1,3; b = 0,355; c = 0,15

→ %Fe3​O4​ = 32,46%

Xem đáp án và giải thích
Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao muối thô dễ bị chảy nước ?


Đáp án:

 Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít muối khác như magie clorua …, Magie clorua rất ưa nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước. Muối sản xuất càng thô sơ thì càng dễ bị chảy nước khi để ngoài không khí.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…