Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tố nhóm IA:

Li (Z = 3): ls22s1.

Na (Z = 11): ls22s22p63s1.

K (Z = 19): ls22s22p63s23p64s1

Rb (Z = 37): ls22s22p63s23p63d104s2 4p65s1;

Cs (Z = 35): ls22s22p63s23p63d104s2 4p64d105s25p6s1:

Các nguyên tố này dều thuộc nhóm IA.

Theo quy luật biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm A thì bán kính nguyên tử của các nguyên tố này giảm dần theo thứ tự:

RCs > RRb > RK > RNa > RLi

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp 8,96 lít khí (đktc) NO và NO2 có khối lượng là 15,2 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp 8,96 lít khí (đktc) NO và NO2 có khối lượng là 15,2 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?

 


Đáp án:

nkhí = nNO + nNO2 = 0,4 mol

mkhí = 30nNO + 46nNO2 = 15,2 gam

→ nNO = nNO2 = 0,2 mol

Bảo toàn electron: 2nCu = 3nNO + nNO2 = 0,4 mol

→ nCu(NO3)2 = 0,4 mol

→ mCu(NO3)2 = 75,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là


Đáp án:

Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng —> X là xenlulozơ.

Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y —> Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6

Xem đáp án và giải thích
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?


Đáp án:

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

      • Giống nhau: có sự dùng chung electron.
      • Khác nhau:

+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

      • Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.
      • Khác nhau:

+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm C và S trong khí oxi thu được khí cacbon đioxit CO2 và 3,2 gam lưu huỳnh đioxit SO2. Tính thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm C và S trong khí oxi thu được khí cacbon đioxit CO2 và 3,2 gam lưu huỳnh đioxit SO2. Tính thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được.

 


Đáp án:

Số mol SO2: nSO2 = 0,05(mol)

Phương trình hóa học:

S + O2 --t0--> SO2 (1)

C + O2 --t0--> CO2 (2)

Theo phương trình (1): nS = nSO2 = 0,05 mol

⇒ mS = 0,05 . 32 = 1,6 gam

⇒ mC = 2,8 - 1,6 = 1,2 gam

⇒ nC = 0,1(mol)

Theo phương trình (2): nCO2 = nC = 0,1 mol

⇒ VCO2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250g dung dịch AgNO3 4% khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng. b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250g dung dịch AgNO3 4% khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng


Đáp án:

a) 2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag↓

AgNO3 là chất oxi hóa, Cu là chất khử.

Áp dụng tăng giảm khối lượng:

b) Khối lượng vật sau phản ứng = 10 + 0,01 x 108 – 0,005 x 64 = 10,76 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…